Đối tượng nào cần nộp thuế thu nhập cá nhân và các bậc tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất trong năm 2022 được quy định thế nào là điều công dân quan tâm.
Theo như quy định hiện hành, thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được chia thành 2 đối tượng khác nhau bao gồm: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
Trong đó, cá nhân cư trú được chia thành 2 trường hợp là cá nhân ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên và các cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng.
Mỗi đối tượng sẽ có cách tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau trong đó chỉ có cá nhân cư trú được tính giảm từ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân.
TH cá nhân cư trú có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công gồm:
– Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
– Thu thập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam, vận tải quốc tế.
Các khoản trừ bao gồm:
– Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
– Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Người nộp thuế còn được tính giảm trừ các khoản đóng BHX, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (lưu ý, số tiền thuế này sẽ được khấu trừ luôn trước khi trả tiền).Số tiền thuế mà nhóm đối tượng này phải đóng được tính theo công thức sau:Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả.
Đối với trường hợp cá nhân không cư trú (người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú) không được tính giảm trừ gia cảnh.
Do đó, nhóm đối tượng này chỉ cần chỉ cần có thu nhập chịu thuế thì sẽ phải nộp thuế thu nhập.
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định, cách tính thuế đối với nhóm đối tượng này là:Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế.
Theo đó, thu nhập chịu thuế trong trường hợp này cần được xác định bằng tổng tiền lương, thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
Cùng với đó, Thông tư 111/2013/TT-BTC, lao động ký hợp đồng thử việc mà có tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động.
Theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân quy định mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/tháng.
Các cá nhân không còn phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập nộp thuế là tổng thu nhập trừ đi các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo…).
Theo mức điều chỉnh này, người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) cũng chưa phải nộp thuế thuế thu nhập cá nhân.
Những cá nhân có thu nhập từ 18 triệu đồng/tháng có 1 người phụ thuộc sẽ có mức đóng thuế thu nhập cá nhân như sau:[18 triệu – 1,89 triệu (10,5% bảo hiểm) – 15,4 triệu (mức giảm trừ gia cảnh)] x 5% = 35 nghìn đồng/tháng.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết