Đối với bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó bao gồm cả người mắc biến thể Omicron BA.5, một chế độ dinh dưỡng tăng cường miễn dịch bao gồm thực phẩm giàu vitamin D, A, C, kẽm và omega-3 sẽ giúp cơ thể mau hồi phục.
Có mối liên hệ giữa tình trạng dinh dưỡng của bạn với sức khỏe hệ miễn dịch , nguy cơ nhiễm bệnh và khả năng mau hồi phục bệnh.
Dinh dưỡng nghèo nàn thường dẫn tới tình trạng viêm nhiễm và stress oxy hóa, làm suy giảm hệ miễn dịch. Tình trạng viêm nhiễm và stress oxy hóa cũng tăng lên khi bạn mắc COVID-19.
COVID-19 thường gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng dinh dưỡng bởi bạn có thể mất đi cảm giác ngon miệng. Lúc này, chán ăn sẽ khiến bạn khó có thể ăn các món ngon bổ dưỡng. Mà khi chống chọi với bệnh tật, cơ thể cần thêm nhiều dưỡng chất chẳng hạn như vitamin D, kẽm, vitamin C,….
Chế độ ăn và dinh dưỡng góp phần củng cố hệ miễn dịch đối với F0, đặc biệt hiện nay Omicron BA.5 có thể gây ra làn sóng mắc mới. Đối với người mắc COVID-19 nói chung và biến thể Omicron BA.5 nói riêng, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và mang đặc tính chống viêm được khuyên dùng để mau hồi phục.
Những thực phẩm này đã được chứng minh góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Thực phẩm người mắc COVID-19 nói chung và người nhiễm BA.5 nên ăn để mau hồi phục
Những thực phẩm dưới đây được các chuyên gia khuyên dùng đối với bệnh nhân mắc COVID-19 nói chung và người mắc Omicron BA.5 nói riêng để mau hồi phục:
1. Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D hữu ích thế nào với người mắc COVID-19?
Vitamin D là loại vi chất được các chuyên gia dinh dưỡng đề cập tới nhiều nhất trong quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19.
Theo các nghiên cứu, vitamin và hormone hòa tan trong chất béo này có công dụng chống viêm, ức chế hoạt động quá mức của hệ miễn dịch (ở nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, hệ miễn dịch phản ứng quá mức dẫn tới hệ miễn dịch quay lại tấn công cơ thể, gây ra tình trạng viêm đa hệ thống).
Trong cơ thể, vitamin D hoạt động trên men chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2), một thụ thể protein được tìm thấy trong phổi và mô mỡ.
Virus SARS-CoV-2 thường bám vào thụ thể ACE2 ở giai đoạn đầu nhiễm virus, có thể dẫn tới hội chứng suy hô hấp cấp tính và dẫn tới chuyển nặng ở bệnh nhân COVID-19.
Tuy nhiên, vitamin D tương tác với các thụ thể ACE2, có thể ngăn chặn virus khỏi bám vào các thụ thể protein này, do đó góp phần giảm biến chứng liên quan tới mắc COVID-19.
Ngoài ra, vitamin D cũng có thể đóng vai trò bảo vệ và hỗ trợ giảm nhẹ hư hại các mô cơ, nhất là ở phổi.
Do đó, bệnh nhân COVID-19, bao gồm cả người nhiễm biến thể Omicron BA.5 hay BA.4 có thể dùng vitamin D hàng ngày do nhu cầu cần tới vitamin D cao hơn nhằm chống chọi với COVID-19. Và do cách ly ở nhà, không ra ngoài nên cũng ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hơn nên cơ thể cũng thiếu hụt vitamin D hơn.
Tuy nhiên, một vài đơn thuốc có thể tương tác với vitamin D, trong đó có thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) giảm biến chứng cục máu đông ở bệnh nhân COVID-19 nặng. Đó là lý do tại sao F0 cần phải tư vấn chuyên gia y tế trước khi uống bổ sung vitamin D hàng ngày.
Tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin D nếu bạn đang là F0 hoặc bạn là F0 khỏi bệnh, đang trong quá trình hồi phục là cách hay để giảm nguy cơ thiếu hụt vitamin D và tăng cường phản ứng miễn dịch của bạn.
Thực phẩm giàu vitamin D có công dụng giảm nhẹ triệu chứng COVID-19
Sau đây là một số thực phẩm giàu vitamin D cũng như hàm lượng vitamin D chứa trong mỗi loại thực phẩm này:
– Dầu gan cá tuyết: 170% giá trị hàng ngày (daily vallue – DV) trên 1 muỗng canh (13,6 g)
– Cá trích: 27% DV trên 100g
– Lòng đỏ trứng: 27% DV trên 100g
– Cá mòi: 24% DV trên 100g
– Cá ngừ: 34% DV trên 100g
– Cá hồi: 66% DV trên 100g
– Nước ép cam nguyên chất: 25% DV trên 100g
Nấm cũng là nguồn thực vật giàu vitamin D, hàm lượng tùy thuộc vào mức độ ánh sáng mà các loại nấm này tiếp xúc trong quá trình trồng, theo các nhà nghiên cứu.
Vitamin D có thể bảo vệ phổi của bạn trong quá trình nhiễm virus do vitamin D có công dụng ngăn virus bám dính vào cơ thể bạn. Một số thực phẩm giàu vitamin D bao gồm các loại cá như cá mòi, cá ngừ, cá trích, cá hồi, dầu gan cá tuyết, lòng đỏ trứng và nấm.
2. Carotenoid và vitamin A
Carotenoid là các chất chống oxy hóa cũng như các sắc tố (đỏ, xanh lá cây, vàng và cam) có trong thực phẩm. Các thực phẩm giàu carotenoid bao gồm một số loại tảo, nấm, thực vật, trái cây và rau củ có màu sắc sặc sỡ.
Trong số 700 carotenoid hiện diện ngoài thiên nhiên, chỉ có khoảng 30 loại tồn tại trong cơ thể người. Một trong số đó là vitamin A và tiền chất của nó, beta carotene.
Vitamin A là một dạng carotenoid chống oxy hóa hòa tan trong chất béo. Vitamin A có đặc tính chống viêm, và nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin A có thể hữu ích trong kiểm soát bệnh viêm phổi và nhiễm trùng đường hô hấp.
Các nhà nghiên cứu cho rằng vitamin A cũng góp phần bảo vệ các thụ thể ACE2 (tương tự như vitamin D) và có thể hoạt động trên một số mục tiêu phân tử khác nhằm chống lại COVID-19.
Một số người có thể bị thiếu vitamin A khi mắc các bệnh truyền nhiễm như COVID-19, và điều này thực sự có thể làm bệnh nặng hơn. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể cần phải bổ sung vitamin A. Tuy nhiên, trước khi uống bổ sung vitamin A, hãy tư vấn bác sĩ để đảm bảo không bị tương tác giữa vitamin A với thuốc điều trị.
Thực phẩm giàu vitamin A người nhiễm biến thể Omicron BA.5 nên ăn
Các loại rau có lá màu xanh đậm, gan động vật là những nguồn giàu vitamin A.
Dưới đây là 8 loại thực phẩm giàu vitamin A, cùng với % giá trị hàng ngày (Daily value: DV) trên 100 gam mỗi loại:
– Gan bò: 552% DV
– Gan gà: 327% DV
– Cá thu vua: 24% DV
– Phô mai dê: 54% DV
– Khoai lang, nấu chín: 87% DV
– Rau cải rổ: 28% DV
– Cà rốt sống: 93% DV
– Rau bina non, sống: 31% DV
Vitamin A là một loại carotenoid có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả COVID-19. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A bao gồm gan, các loại rau lá xanh đậm và các loại rau có sắc tố như khoai lang và cà rốt.
3. Kẽm
Thiếu kẽm khiến bạn dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn và khi mắc thì thường lâu khỏi bệnh hơn.
Kẽm được coi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất. Theo nghiên cứu, các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của kẽm có thể góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim, có thể hỗ trợ sức khỏe mắt và rất cần thiết cho sức khỏe miễn dịch.
Trong hỗ trợ giảm nhẹ COVID-19, kẽm có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do virus đồng thời làm giảm sự bám dính của virus vào thụ thể ACE2 ở tế bào hệ hô hấp.
Kẽm góp phần bảo vệ sức khỏe mô phổi và có thể là coi như liệu pháp điều trị bổ sung cho bệnh nhân COVID-19. Các nghiên cứu về vấn đề này hiện đang được tiến hành.
Nếu bạn bị chẩn đoán thiếu kẽm, bác sĩ có thể khuyên bạn bổ sung kẽm. Tuy nhiên, lưu ý không dùng quá liều, vì lượng kẽm dư thừa sẽ gây độc. Hãy tuân thủ liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn.
Thực phẩm giàu kẽm F0 nên ăn
Sau đây là 7 loại thực phẩm giàu kẽm, cùng với % giá trị hàng ngày (Daily value: DV) trên 100 gam mỗi loại:
– Thịt bò xay: 41% DV
– Sô cô la đen (70–85% cacao): 30% DV
– Hàu: 73% DV
– Hạt điều: 53% DV
– Hạt gai dầu: 90% DV
– Hạt bí ngô: 71% DV
– Đậu lăng (nảy mầm, sống): 14% DV
Kẽm là khoáng chất thiết yếu có đặc tính chống viêm có thể hữu ích cho những người mắc COVID-19. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt bò xay, hạt điều và hạt cây gai dầu.
4. Acid béo Omega-3
Chất béo không bão hòa đa Omega-3 là một loại acid béo được chứng minh mang đặc tính chống viêm có lợi cho sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe não bộ, hữu ích cho người mắc bệnh tim và viêm khớp dạng thấp.
Những chất béo omega-3, đặc biệt là acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA), có thể cải thiện khả năng phục hồi ở bệnh nhân COVID-19.
Chất béo omega-3 có công dụng giảm viêm và giảm khả năng gây ra “cơn bão cytokine” ở bệnh nhân COVID-19. “Cơn bão cytokine” là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng thái quá quay lại tấn công cơ thể, có thể dẫn tới suy đa tạng.
Sở dĩ omega-3 có tác dụng kháng viêm bởi omega-3 trở thành một phần của màng tế bào các mô khác nhau trên khắp cơ thể và ngăn chặn việc sản sinh ra các hợp chất gây viêm.
Một lợi ích tiềm năng khác của chất béo omega-3 trong việc điều trị cho F0 và giúp F0 mau hồi phục chính là vì omega-3 có vai trò cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng và trầm cảm hậu COVID-19. Nghiên cứu đang được tiến hành để xác định vai trò chất béo omega-3 trong điều trị COVID-19.
Thực phẩm giàu acid béo omega-3 người mắc Omicron BA.5 nên ăn
Sau đây là 8 thực phẩm giàu acid béo omega-3, cùng với hàm lượng trong mỗi loại. Lưu ý rằng những thực phẩm này chứa các loại omega-3 khác nhau:
– Hạt Chia: 6g kẽm trên 100g
– Đậu tương rang khô: 1,4g kẽm trên 100g
– Cá mòi (đóng hộp): 498mg kẽm trên 100g
– Dầu gan cá tuyết: 935mg kẽm trong mỗi muỗng canh
– Cá thu vua: 159mg kẽm trên 100g
– Hạt lanh: 23g kẽm trên 100g
– Quả óc chó: 9g kẽm trên 100g
– Cá hồi: 113mg kẽm trên 100g
Như bạn có thể nhận thấy, nhiều loại thực phẩm giàu chất béo omega-3 cũng là nguồn cung dồi dào vitamin D.
Chất béo không bão hòa đa Omega-3 được biết đến với lợi ích chống viêm và có thể góp phần giảm nhẹ triệu chứng COVID-19. Thực phẩm giàu chất béo omega-3 bao gồm cá thu, cá hồi, cá mòi, đậu tương, quả óc chó, hạt chia,…
5. Vitamin C
Vitamin C có công dụng chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch cho mọi người, dù thuộc bất kể lứa tuổi nào.
Các nghiên cứu trên động vật và trên người đã phát hiện ra rằng vitamin C có thể làm giảm tình trạng stress oxy hóa, cải thiện chức năng nội mô bảo vệ chống lại bệnh tim và giúp cơ thể hồi phục sau cảm lạnh thông thường.
Nghiên cứu mới nổi chứng minh rằng việc bổ sung vitamin C vào đơn thuốc cho người mắc COVID-19 có thể góp phần giúp người bệnh mau hồi phục hơn.
Một vài ý kiến cho rằng vitamin C có vai trò tiềm năng trong việc ngăn ngừa bệnh viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng chẳng như nhiễm trùng huyết. Bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng vitamin C có thể giúp F0 mau hồi phục hơn.
Thực phẩm giàu vitamin C
Sau đây là thực phẩm giàu vitamin C cũng như hàm lượng theo giá trị hàng ngày (DV: daily value):
– Ổi tươi: 253% DV
– Cherry: 1,867% DV
– Kiwi: 103% DV
– Súp lơ: 54% DV
– Cà chua đóng hộp: 14% DV
– Khoai tây nguyên vỏ: 13% DV
– Ớt chuông đỏ: 142% DV
– Đu đủ: 68% DV
Vitamin C có công dụng chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch và được biết tới có thể có tiềm năng làm giảm nguy cơ viêm phổi.
COVID-19 ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng. Vì vậy, dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt bổ sung các vi chất như kẽm, vitamin D, vitamin C, vitamin A,.. có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch là điều nên làm nhằm giảm nguy cơ nhiễm bệnh cũng như giúp bệnh nhân mau hồi phục.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết