Chúng ta thường nhầm lẫn để tiết kiệm tốt thì cần phải cắt giảm nhiều hơn. Nhưng có nhiều cách để giúp các bạn tối ưu tiết kiệm mà không cần phải quá “chắt bóp” chi tiêu.
Tiết kiệm và làm sao để tối ưu hoá dòng tiền dành dụm cho bản thân. Tiết kiệm thường dành cho những mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn. Trong đó, mục tiêu ngắn hạn thường là bạn muốn dành dụm đi du lịch hoặc tạo ra quỹ dự phòng. Còn dài hạn thường là bạn muốn đem tiền đi đầu tư tăng trưởng hoặc dành cho mục tiêu lớn là nghỉ hưu.
Theo đó, chị Mina Chung (Đại sứ của nền tảng cộng đồng phụ nữ chuyên về tài chính và sự nghiệp) khuyên rằng, bạn đừng quên tối ưu hoá dòng tiền mà mình dành dụm, bắt tiền phải làm việc cho mình.
3 cách tối ưu hoá tiết kiệm hiệu quả
Vậy thì để mà hiệu quả hoá dòng tiền dành dụm của mình, chị Mina Chung chia sẻ 3 lời khuyên như sau:
– Thứ nhất, bạn nên xét tự động hoá cho tất cả mọi thứ.
Việc tự động này sẽ giúp cho mình không quên, hoặc là tự đặt kỷ luật cho bản thân của mình. Mình không đụng vào số tiền mà mình muốn dành dụm cho khoản tiết kiệm lâu dài.
Ví dụ như ngay khi lương về, mình tự động cắt để chi trả cho bản thân. Sổ tiết kiệm của bạn thì lại tự động gia hạn để hưởng lãi suất của kỳ tiếp theo. Hoặc là đối với thẻ tín dụng cũng vậy, bạn cũng tự động thanh toán luôn để mà không có nợ.
Những yếu tố tự động này rất tốt và quan trọng, giúp cho mình có kỷ luật hơn.
– Thứ hai, hạn chế tăng chi phí khi thu nhập tăng trưởng.
Theo đó, nếu bạn tăng được dòng tiền thu nhập của mình thì bạn không nên tăng luôn phần chi tiêu. Điều này sẽ giúp cho tỷ lệ tiết kiệm của mình lớn hơn và hiệu quả hơn, nghĩa là phần tiền dư của mình là mình đưa vào trong tiết kiệm luôn. Có rất nhiều người khi mà tăng thu nhập của mình thì chi phí của họ cũng sẽ tăng theo.
Nếu như bạn nghĩ mục tiêu mà mình tiết kiệm là đầu tư cho tương lai thì mình nên dành phần thu nhập tăng thêm này vào việc tiết kiệm. Có thể là bạn tăng chi phí 1 chút đó, nhưng mà cần có chừng mực thôi. Tỷ lệ mà bạn tăng cho chi phí nó phải thấp hơn tỷ lệ mà bạn tăng trưởng dòng thu nhập của mình thì điều đó sẽ giúp cho phần tiết kiệm của mình tối ưu hoá hơn.
– Lời khuyên thứ ba là lập quỹ dự phòng theo quy tắc bậc thang.
Có nghĩa là bạn chia nhỏ số tiền này ra rồi bỏ vào những sổ tiết kiệm khác nhau, để mình có thể hưởng lãi suất chứ đừng để nó bằng tiền mặt. 1 tháng thôi cũng có thể nhận được lãi thì điều đó vẫn sẽ tốt.
Ví dụ như quỹ dự phòng của bạn là từ quỹ tiết kiệm ra nếu mà bạn muốn dự phòng 6 tháng lương của mình thì bạn sẽ chia ra luôn thành 6 sổ, sổ thứ nhất thì tiết kiệm 1 tháng, số thứ hai thì tiết kiệm theo thời hạn 2 tháng và cứ theo như vậy theo hình bậc thang đi lên.
Có nghĩa là khi mà bạn cần xài đến quỹ dự phòng này cho tháng đầu tiên thì bạn chỉ cần tất toán sổ của 1 tháng thôi và những sổ còn lại sẽ không bị ảnh hưởng và nó vẫn tiếp tục hưởng lãi suất. Thì đó là quy tắc bậc thang bạn có thể áp dụng quy tắc này vào trong tất cả những quyển sổ tiết kiệm của mình.
Mong là 3 lời khuyên trên sẽ giúp cho bạn tối ưu hoá được tiết kiệm.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết