Bạn hẳn từng nghe rằng giữa những người yêu nhau không nên có bí mật, liệu trong thực tế có phải như thế?
Có một số bí mật bạn không nên nói với nửa kia của mình nếu bạn không cảm thấy thoải mái, đặc biệt nếu chúng có thể gây tổn thương cho người ấy hoặc nếu nó không tạo ra sự khác biệt cho mối quan hệ của bạn về lâu dài.
Cảm nhận về gia đình người ấy
Không thích hoặc không hòa hợp với gia đình của người yêu có lẽ không phải là điều bạn nên chia sẻ với họ, bởi vì (trừ khi họ có xu hướng đồng tình với bạn) điều đó có thể sẽ chỉ làm người ấy khó chịu.
Heidi McBain, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình chia sẻ rằng: “Bạn cần nhớ đây là gia đình mà họ lớn lên, và có những mặt tích cực và tiêu cực trong mỗi nhà. Bạn chắc chắn sẽ không muốn nói hoặc làm bất cứ điều gì có thể gây tổn hại đến mối quan hệ của mình dựa trên cảm nhận cá nhân về các thành viên trong gia đình của anh ấy/cô ấy”.
Chẳng ai muốn những người thân yêu của mình bị đánh giá bởi người khác, đặc biệt là bởi người yêu. Vì vậy, dù có thẳng thắn đến đâu, đừng nên thể hiện mọi cảm nghĩ của bạn về gia đình nửa kia.
Những tổn thương trong quá khứ
Nếu đã từng có những tổn thương trong quá khứ mà bạn chưa sẵn sàng để cởi mở, rằng việc giải thích tất cả các chi tiết về những tổn thương đó là điều quá khó khăn, thì tốt nhất đừng ép buộc bản thân. Bạn không cần phải chia sẻ nó với người yêu nếu chỉ vì lý do bởi vì hai người đang hẹn hò.
Tuy nhiên, nếu những vấn đề trong quá khứ ấy vẫn ảnh hưởng đến bạn hoặc có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hiện tại, thì có lẽ đó là lúc bạn cần thử mở lòng để chia sẻ và cùng giải quyết.
Tin nhắn của bạn
Một mối quan hệ lành mạnh dựa trên sự tin tưởng và trung thực. Nếu người yêu liên tục tọc mạch và hỏi rằng bạn đang nhắn tin cho ai và nội dung đó là gì, hoặc thậm chí tệ hơn, họ muốn xem qua điện thoại của bạn và tự mình xác minh, thì điều này là bằng chứng cho thấy sự thiếu tin tưởng trong mối quan hệ.
Dù là một cặp đôi mới hẹn hò hay là vợ chồng đã chung sống nhiều năm, thì cả hai cũng cần có sự riêng tư, đặc biệt là với những thứ như điện thoại, tin nhắn. Không ai có quyền đòi hỏi xem xét những cuộc trò chuyện riêng tư của bạn, nếu như bạn không vui lòng và sẵn lòng làm việc ấy.
Nếu nửa kia của bạn khăng khăng muốn xem tất cả các cuộc trao đổi tin nhắn của bạn, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy sự bất ổn trong mối quan hệ.
Những suy nghĩ về người yêu cũ
Không có gì sai khi nhớ lại những kỷ niệm trước đây hoặc những lỗi lầm trong quá khứ, thực hiện những so sánh nhỏ để xem bạn đã học được gì từ thời gian ở bên người yêu cũ. Nhưng nói với người yêu hiện tại rằng bạn đang nghĩ về chuyện đó không phải là một hành động khôn ngoan.
Thật khó để bày tỏ sự phức tạp về cảm xúc với người yêu cũ mà không tạo ra sự bất an, ghen tuông và hiểu lầm với người yêu hiện tại. Vì vậy tốt nhất là bạn không nên đề cập đến nó.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn nhận ra mình đang có những cảm xúc vượt giới hạn với người yêu cũ hoặc bạn nhận ra rằng mình chưa thực sự quên được họ, thì đó là lúc bạn nên thành thật với người yêu hiện tại.
Trong một mối quan hệ, đôi khi việc tồn tại các bí mật lại là điều có lợi, miễn là nó không ảnh hưởng trực tiếp đến ai và tình cảm của hai người.
Tóm lại, khi nói đến những bí mật, bạn là người cuối cùng quyết định có nên nói với đối tác của mình hay không. Nhưng một khi bạn đã quyết định bày tỏ, hãy chắc chắn rằng bản thân cảm thấy thoải mái với nó, và điều đó sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ hiện tại.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết