Ung thư trực tràng là căn bệnh có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm, tuy nhiên rất nhiều người chủ quan hoặc nhầm lẫn với bệnh trĩ nên bỏ qua cơ hội điều trị tốt nhất.
Một người đàn ông họ Châu, 30 tuổi ở Trung Quốc là một kỹ sư nghiên cứu và phát triển trong ngành khoa học điện. Công việc áp lực không nhỏ, thường xuyên thức khuya để làm thêm giờ, một năm trước đây, anh đột nhiên đến bệnh viện khám vì đau bụng kéo dài hơn 2 tháng.
Bác sĩ nội soi đại tràng phát hiện thấy khối u ác tính ở trực tràng, kết quả xét nghiệm cho thấy anh Châu bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 2. Lúc này anh Châu mới tiết lộ, trước đó anh từng đi đại tiện ra máu nhưng lại nghĩ rằng mình bị bệnh trĩ, nên đã đến cửa hiệu mua thuốc trĩ. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc tình trạng có máu trong phân vẫn diễn ra thời gian dài, kèm theo đau đau bụng liên tục, cuối cùng anh Châu mới quyết định đi khám, kết quả khiến anh rất hối hận.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến hàng thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Mỗi năm ghi nhận gần 15.000 ca mắc mới, tỉ lệ 13,4/100.000 dân, và khoảng hơn 7.000 ca tử vong.
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là căn bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi, tuy nhiên tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng trong nhiều năm gần đây tăng nhanh ở giới trẻ, có trường hợp bệnh nhân 20 tuổi mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, rất nhiều người còn lơ là, chủ quan và nhầm lẫn căn bệnh này với bệnh lý khác.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân chủ yếu đến từ sự chủ quan do nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh trĩ. Đây là lý do rất thường gặp khiến người bệnh lơ là, tới khi đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn khá muộn.
Vậy bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng có gì giống nhau mà khiến chúng ta nhầm lẫn như vậy?
Bệnh trĩ không liên quan gì đến ung thư đường ruột. Bệnh trĩ cũng không phải là khối u, đây là một loại tổn thương của các mô mạch máu phát triển gần hậu môn. Khi được xử lý đúng cách, và có chế độ ăn uống hợp lý bệnh trĩ sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, bệnh trĩ cũng chảy máu khi đi đại tiện, rất giống với triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng, dẫn đến người bệnh thường bị nhẫm lẫn.
Cách phân biệt bệnh trĩ với ung thư đại trực tràng
1. Màu sắc của máu trong phân
Bệnh trĩ thông thường sẽ phát sinh ở gần hậu môn, màu của máu chảy ra từ phân và nước tiểu sẽ có màu đỏ tươi. Nếu là ung thư đại tràng, trừ khi khối u ở gần hậu môn thì máu trong phân mới có màu đỏ tươi, nhưng khối u không gần hậu môn, khối u xuất hiện càng nhiều ở bên trong đại tràng, màu máu càng đậm.
2. Lượng máu chảy
Khi bị trĩ, hậu môn dùng lực sẽ dẫn đến xuất huyết, lượng máu chảy ra tương đối nhiều, nhỏ thành từng giọt hoặc phun thành tia, trong trường hợp nghiêm trọng máu sẽ chảy liên tục trong vài ngày, ngoài ra còn có vết máu rõ ràng khi cọ xát với giấy vệ sinh.
Nếu là máu trong phân do ung thư, vì khối u và phân trộn lẫn với nhau, lượng máu xuất huyết không lớn, đồng thời cũng tường đối dính và đặc, thường kèm theo dịch nhầy hay mủ. Tương tự như khi da của chúng ta bị thương và chảy máu, tần suất chảy máu lúc nhiều lúc không có. Bời vì điều này mà không ít người cho rằng cứ có dấu hiệu của máu đều là bệnh trĩ, thậm chí cả bác sĩ cũng phám đoán sai, ban đầu sử dụng thuốc bôi ngoài da và thấy có hiệu quả (vì thấy máu ngừng chảy), dẫn đến khi phát hiện đã là ung thư tiến triển.
3. Triệu chứng đau
Trĩ khiến cho bệnh nhân đau rát vùng búi trĩ tại hậu môn, mỗi lần đi đại tiện bệnh nhân sẽ cảm thấy bụng đau ấm ách vì không đẩy được lượng phân thải ra ngoài do sự cản trở của búi trĩ. Sau khi đi đại tiện xong cảm giác đau bụng sẽ biến mất, chỉ còn đau rát vùng hậu môn.
Ung thư đại tràng khiến cho bệnh nhân đau bụng dữ dội tại các vùng bị xâm hại như là vùng bụng trái, phải hay dưới. Cơn đau diễn ra mạnh với tần xuất tăng dần, bệnh nhân đã có thể vã mồ hôi hay tụt huyết áp khi cơn đau diễn ra.
Các dấu hiệu cảnh báo cần tầm soát ung thư đại trực tràng
– Chán ăn, đầy bụng: khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
– Tiêu ra máu (điểm khác biệt với trĩ là máu thường trộn lẫn với phân chứ không nằm riêng lẻ, có khi máu đen sệt hoặc máu màu đỏ sậm như máu cá);
– Táo bón xen kẽ tiêu chảy kéo dài trên 4 tuần;
– Mót rặn kéo dài vài tuần; đi tiêu ra phân nhỏ dẹt;
– Tiền sử trong gia đình có người bị ung thư ruột kết.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết