Làm thế nào để không bị tăng cân, tăng đường huyết sau khi ăn bánh trung thu? Hãy đọc ngay 4 cách đơn giản này.
Tết Trung thu đang cận kề, bánh trung thu cũng là chủ đề được bàn tán nhiều nhất. Đây là món bánh truyền thống nhất định phải có trong dịp này và là món khoái khẩu của rất nhiều người vì vị ngon, ngọt của nó. Thế nhưng, ăn bánh trung thu thế nào để không bị tăng cân hoặc tăng đường huyết cũng là mối quan tâm của những ai yêu thích loại bánh này.
Dưới đây là 4 cách để bạn có thể ăn bánh trung thu mà không phải băn khoăn bất cứ điều gì về sức khỏe.
1. Ăn cùng với rau quả tươi
Bánh trung thu có chứa lượng đường và chất béo khá cao. Mỗi 100g bánh trung thu có thể cung cấp 20% năng lượng hàng ngày cho một người trưởng thành. Do đó, bạn không nên ăn quá 100g bánh trung thu mỗi ngày.
Bạn nên ăn bánh trung thu cùng với rau quả tươi và ngũ cốc. Việc ăn kèm bánh trung thu cùng những loại thực phẩm này sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn và kiểm soát được lượng calo nạp vào.
2. Uống trà
Trà xanh hoặc trà bạc hà có thể giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường, giảm vị ngọt, do đó rất hợp với bánh trung thu.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, cả trà xanh và bạc hà đều có tính lạnh. Do đó những người dạ dày yếu không nên uống quá nhiều.
Thêm vào đó, nước dùng để hãm trà nên dưới 70 độ C để không làm ảnh hưởng tới hàm lượng vitamin C và axit catechin – những chất chống oxy hóa cực tốt – trong lá trà.
3. Dùng bánh trung thu cho bữa sáng
Do có lượng calo rất cao, bánh trung thu là lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng, khi bạn cần cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể sau một giấc ngủ dài.
Bạn có thể ăn bánh trung thu cùng với sữa bò hoặc sữa đậu nành, trái cây, rau củ tươi vào bữa sáng.
“Chúng ta nên dùng bánh trung thu như một bữa ăn chính, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường”, Javier Won, chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Cộng đồng Sengkang (Singapore), cho biết.
4. Không nên ăn quá nhiều bánh trung thu và nên tập thể dục nhiều hơn
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là không nên ăn quá nhiều bánh trung thu. Đây chính là cách hiệu quả nhất để tránh tăng cân, tăng đường huyết trong dịp Tết Trung thu.
Thêm vào đó, bạn nên tập thể dục nhiều hơn bằng những cách rất đơn giản như đi dạo, ngắm cảnh, ngắm trăng cùng với những người thân yêu của mình.
Lời kết
Bánh trung thu có nhiều loại và mùi vị khác nhau nhưng đều có một điểm giống nhau là có nhiều calo, carbohydrate và chất béo. Do đó, bạn nên ăn bánh trung thu một cách hợp lý.
Chuyên gia Javier Won cho rằng mọi người nên chia nhỏ phần bánh trung thu, tránh ăn quá nhiều. Thêm vào đó, mọi người nên giảm lượng carbohydrate từ cơm, phở, mì,… trong bữa ăn nếu có ý định ăn bánh trung thu như món tráng miệng sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp giảm lượng carbohydrate dư thừa và ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Khi mua bánh trung thu, bạn cũng nên chú ý tới giá trị dinh dưỡng được ghi trên bao bì của bánh để kết hợp cùng các loại thực phẩm khác cho bữa ăn cân bằng dinh dưỡng và lành mạnh hơn.
Chinadaily, Healthxchange
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết