TPM là gì?
TPM là viết tắt của từ Trusted platform module nghĩa là \một vi mạch (hay chip) được thiết kế cung cấp những chức năng liên quan tới an ninh cơ bản. TPM được cài đặt sẵn ở trên bo mạch chủ của một máy tính bàn hay máy tính xách tay.
TPM có hai phiên bản là 1.2 và 2.0. TPM 2.0 là một tiêu chuẩn an toàn mới bao gồm các chức năng của bản TPM 1.2 cũng như bổ sung thêm nhiều thuật toán và nhiều khóa đáng tin cậy hơn, hỗ trợ rộng hơn cho các ứng dụng.
Máy bạn có hỗ trợ TPM 2.0 không?
Sử dụng phím tắt Windows + R > nhập lệnh tpm.msc và nhấp vào nút OK. Như hình dưới là máy hỗ trợ TPM.
Hoặc tìm nó trong Device Manager: mở Start -> tìm kiếm Device Manager -> mở Security devices.
Tại sao phải có TPM 2.0 để chạy Windows 11?
Vì họ muốn tăng cường bảo mật trên hệ thống của họ, TPM là lá chắn của Microsoft chống lại tội phạm mạng, bao gồm lừa đảo và ransomware. Điều đó hay và quan trọng nhưng quan trọng hơn là bạn cần phải biết để biết đường mà xem đồ chơi nhà mình có phù hợp để nâng cấp không!
Trong một bài đăng trên blog, David Weston, giám đốc doanh nghiệp và bảo mật hệ điều hành của Microsoft giải thích rằng:
“Các PC có TPM bên trong cung cấp mức độ bảo vệ cao hơn khỏi các cuộc tấn công đó” – Weston viết.
Microsoft đã giúp thúc đẩy nền tảng PC phát triển từ các PC lõi bảo mật của năm 2019, bắt đầu kết hợp bảo vệ phần cứng và phần firmware với ảo hóa.
“Nhưng Microsoft cần một nền tảng vững chắc hơn cho tương lai và TPM có thể cho phép điều đó. Tất cả các PC chạy Windows 11 mới sẽ được trang bị TPM 2.0 bên trong. Việc yêu cầu TPM 2.0 nâng cao tiêu chuẩn bảo mật phần cứng bằng cách yêu cầu root-of-Trust được tích hợp sẵn đó.” – ông nói.
Trong tương lai, Weston nói thêm, bạn sẽ thấy những chiếc PC sử dụng công nghệ Pluton mà Microsoft đồng phát triển với AMD, được tích hợp vào CPU AMD, Intel và Qualcomm cho PC.
Pluton tích hợp thêm TPM vào bộ vi xử lý của PC, thiết lập một kênh bảo mật tới đám mây Azure của Microsoft để cập nhật Windows và cập nhật firmware được bảo mật.
LifeHub Tổng Hợp