Người ta vẫn nói rằng Bỉ ngạn, thứ hoa nhuốm máu u linh, cô độc bên bờ Vong Xuyên. Người ta vẫn thường nói Bỉ ngạn như đóa hoa của những linh hồn, thứ hoa không may mắn nhưng đã mấy ai thấu hiểu bỉ ngạn…
Hoa Bỉ Ngạn với sắc đỏ thẫm như huyết, gắn liền với những truyền thuyết về tình yêu cách trở của đôi lứa ở Nhật Bản và Trung Quốc.
Truyền thuyết về Hoa Bỉ Ngạn
Tương truyền rằng, có một đôi trai tài gái sắc đã phá vỡ giới luật để tìm đến bên nhau. Cả hai vừa gặp đã quen thân, quyến luyến không xa rời, nguyện ước hẹn ở bên nhau đến trọn đời trọn kiếp.
Nhưng vì đã phạm luật Trời, họ bị đày đọa xuống trần gian rồi biến thành hoa và lá của cùng một cây. Lá xanh, hoa đỏ, đẹp kiêu sa nhưng chất chứa nỗi buồn. Loài hoa này rất đặc biệt, có hoa thì không thấy lá, mà có lá lại chẳng thể thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp mặt.
Một ngày, Đức Phật đi ngang qua, thấy trên mặt đất có một loài hoa đỏ rực như lửa, vừa nhung nhớ lại vừa u sầu. Đức Phật xót thương, bèn mang hoa về miền Cực Lạc. Nhưng vì Cực Lạc là Phật quốc nên tất cả những thứ tình si, nhung nhớ, u sầu, đau khổ… đều không được phép tiếp nhận. Xúc cảm ấy con người đều phải rời khỏi hoa, kết thành một màu đỏ rực lửa rồi rơi xuống sông Vong Xuyên. Kết cục, dù đã ở kiếp khác nhưng đôi tình nhân vẫn phân ly.
Những câu nói về Hoa Bỉ Ngạn
1. Sở dĩ hoa bỉ ngạn đẹp bởi vì bên trong nó có chứa chất kịch độc. Khi nọc độc của hoa ngấm vào cơ thể thì cũng giống như tình yêu đã tuyệt vọng. Không thể cứu vãn được nữa.
2. Hoa Bỉ Ngạn, còn có tên là hoa Mạn Châu Sa, là đoàn tình yêu bị nguyền rủa. Có hoa mà chẳng có lá, lá mọc mà chẳng thấy hoa. Đời đời kiếp kiếp hoa lá bỏ nhau, đời đời kiếp kiếp cùng gốc mà chẳng thể gặp mặt.
3. Chàng là lá, thiếp là hoa. Đợi 1000 năm thì thiếp đã hóa thành hoa, bỏ rơi những chiếc lá nhớ thương của chàng lại một mình! Bây giờ mới hiểu rõ hoa bỉ ngạn vốn dĩ không thể nào có cả hoa và lá cùng tồn tại! Vốn dĩ nếu có lá sẽ không hoa, có hoa sẽ không lá… Cả hai đã được sắp rằng mãi mãi sẽ không thể tồn tại cùng nhau…
4. Tuy Bỉ Ngạn mang màu sắc kiêu sa nhưng ẩn trong nó là sự đau khổ xót xa….. Em thích Bỉ Ngạn vì nó có màu sắc kiêu sa và nó mang nhiều nổi buồn giống em vậy…
5. Bỉ ngạn hoa mãi chỉ mang bi thương và đau khổ. Tại vì sao, những ai đã trải qua cuộc tình thất bại, đều thích loài hoa này. Bởi vì, chúng ta đều thấy hình bóng mình trong loài hoa này, đầy đau khổ và bi thương.
6. Bỉ ngạn hoa gợi cái cảm giác chính là trăng trong nước, hoa trong gương. Càng ngắm càng muốn nắm giữ, tưởng chừng có thể nắm giữ được trong tay. Nhưng cuối cùng lại phát hiện ra tất cả phải chằng đều hư hư thực thực…
7. Ái tình là chi đây? Đau khổ cả một đời, nhung nhớ cả một đời, lưu luyến cả một đời. Chẳng phải cuối cùng rồi cũng theo chén canh Mạnh Bà mà tan vào hư vô hay sao?
8. Chàng là lá, thiếp là hoa …đợi 1000 năm thì thiếp đã hóa thành hoa. Bỏ rơi những chiếc lá nhớ thương của chàng lại một mình!
9. Trong cơn mơ hư hư, ảo ảo, ta sợ tâm trí này có thể quên đi mất nụ cười của nàng trông ra sao và đẹp thế nào. Ta lại sợ rằng, bên kia bờ hoàng tuyền, nơi mà ta đang đi đến lại thiếu đi mất bóng dáng của nàng – Người con gái ta yêu.
10. Cánh đồng hoa Bỉ ngạn là bức tranh đẹp. Nhưng cũng đem đến nhiều đau thương cho những người yêu nhau mong gặp lại nhau nhưng không bao giờ gặp lại hoặc gặp lại nhưng không nhận ra nhau!
11. Trên đường hoàng tuyền, có hoa Bỉ Ngạn Hoa chờ một người, yêu tận tâm can. Duyên phận trái ngang, đời đời lỡ dở. Số mệnh sắp đặt, vạn kiếp chẳng nên duyên.
12. Nhìn bỉ ngạn, tôi nhớ về miền ký ức đau thương, tôi nhớ về giọt lệ của giao nhân, tôi nhớ về nỗi cô đơn chia ly hai bờ âm dương.
13. Em chỉ là hoa dại – Mọc lên ở bên đường – Người qua rồi người lại – Hỏi có người nào thương?
14. Nhưng có ai biết được những đóa hoa ấy đã trải qua đau thương ngần nào, cô độc ngần nào…
15. Đời đời kiếp kiếp cô đơn, bất tử, bất diệt, còn gì hơn nỗi đau chia ly hoa và lá, còn gì hơn nỗi đau vĩnh viễn bên bờ luân hồi nhưng không nhập được luân hồi. Nỗi đau ấy liệu được ai thấu hiểu…
16. Bỉ ngạn – một sự chia ly buồn thảm khạm đậm tâm hồn nhân thế, rực rỡ một màu máu. Nhưng đó liệu là vẻ đẹp, một vẻ đẹp rực rỡ hay là biểu hiện của một niềm tang thương, một nỗi xót xa đau đớn đến tốt cùng vì chia ly. Lá và hoa chẳng bao giờ gặp nhau từ lúc sinh ra cũng tựa như lúc trờ về cát bụi, chẳng bao giờ. Liệu còn gì hơn sắc buồn của bỉ ngạn?
LifeHub Tổng Hợp