Để mỗi ngày mới không bắt đầu bằng tiếng quát tháo và nước mắt, bố mẹ có thể tham khảo những chiêu dưới đây.
Khi chuông báo thức vang lên thì như thông lệ, một “trận chiến” buổi sáng chính thức bắt đầu: Cha mẹ gõ cửa phòng để đánh thức con dậy, tuy nhiên nhiều khi phụ huynh gọi năm lần bảy lượt, dùng đủ biện pháp mà chúng vẫn không chịu ra khỏi phòng. Rơi vào tình cảnh này, nhiều người buộc phải dùng đến cách la hét hay thậm chí quát mắng để giúp con tỉnh dậy.
Đó là nỗi niềm của biết bao bậc phụ huynh. Megan Devine – một nhà trị liệu lâm sàng, huấn luyện viên về hạnh phúc gia đình chia sẻ, qua các cuộc trò chuyện tâm sự, nhiều phụ huynh cho biết họ phải đặt báo thức trước 1 tiếng đồng hồ hoặc hơn để “cuộc chiến” đánh thức con dậy diễn ra suôn sẻ. Nhưng trong không ít trường hợp, con trẻ vẫn nằm ườn ra, biện pháp mạnh bao nhiêu dường như cũng phản tác dụng.
Việc trẻ thường khó tự thức dậy vào buổi sáng để đi học đúng giờ không phải là điều khó hiểu. Bởi theo National Sleep Foundation , khi bước sang tuổi vị thành niên, chu kỳ ngủ của con dường như bị thay đổi. Sẽ thật khó để con trẻ ngủ trước 11 giờ đêm, do đó chúng gần như không thể tự mình thức dậy kịp giờ để đến lớp học.
Megan Devine nói: “Một khi bạn vẫn chịu trách nhiệm cho việc thức dậy của con bạn, thì lúc đó chúng vẫn sẽ ỷ lại và để bạn làm điều đó”.
Để mỗi ngày mới không bắt đầu bằng tiếng quát tháo và nước mắt, bố mẹ có thể tham khảo những chiêu dưới đây.
Bắt đầu bằng cách “thiết quân luật”
Để trẻ tuân thủ thói quen thức dậy đúng giờ vào buổi sáng, cha mẹ cần giao cho trẻ trách nhiệm đó. Hãy ngồi xuống với con và thảo luận về việc thức dậy vào buổi sáng.
Phụ huynh có thể nói: “Mẹ và con sẽ gặp rất nhiều bất lợi vào buổi sáng nếu con tiếp tục duy trì trình trạng dậy muộn như vậy. Từ bây giờ, mẹ không còn chịu trách nhiệm gọi con dậy đúng giờ mỗi sáng. Thế nên, mẹ sẽ đánh thức con đúng 1 lần duy nhất và sau đó tùy thuộc vào con. Nếu con lỡ xe buýt, mẹ sẽ không chở con đến trường. Con sẽ cần phải tìm một cách khác để đến đó, hoặc con sẽ phải đối mặt với giáo viên chủ nhiệm để trình bày lý do”.
Tuy nhiên, giải pháp này chỉ thực sự phù hợp với những đứa trẻ đã có sự phát triển nhất định về thể chất lẫn tinh thần. Nếu con còn quá nhỏ, sẽ thật khó để chúng ở nhà một mình khi bạn đi làm hay bắt chúng tự đi bộ đến trường học. Do đó, giải pháp thay thế là nếu phụ huynh phải chở con đến trường, bạn có thể để chúng làm việc nhà để bù lại thời gian bạn đã mất.
Một khi bạn vẫn coi đánh thức con dậy là trách nhiệm của mình thì đồng nghĩa với việc trẻ sẽ ỷ lại bạn. Vậy nên, phụ huynh hãy vạch ra ranh giới để chúng phải thay đổi hành vi của mình, hoặc đối mặt với những hậu quả nhất định của việc đi học muộn như: làm lại bài vở bị bỏ lỡ ở trường, bị trừ điểm, trừ hạnh kiểm… Bạn cũng có thể xem xem quy định trường của nhà trường là gì đối với những học sinh đi học muộn.
Lu ôn ưu tiên giấc ngủ
Total Transformation cũng khuyến nghị các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm hơn. Cha m ẹ có thể nói với con: “Con có vẻ khó thức dậy vào buổi sáng, hình như buổi tối con không ngủ đủ giấc. Con cần phải thức trước 6h20 giờ sáng vào các ngày học. Kể từ hôm nay, con sẽ phải ngủ vào 10h tối. Sau khi con chứng minh cho bố mẹ thấy rằng con có thể dậy đúng giờ trong năm ngày liên tiếp, cha mẹ sẽ để con ngủ vào 11h đêm”.
Vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng như cơ chế sinh học, thể chất của từng người, việc đi ngủ sớm có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên đây là thói quen có thể xây dựng dần dần. Theo thời gian, cảm giác khó chịu và bực bội khi phải lên giường sớm trong tình trạng tắt đèn và không có thiết bị điện tử nào sẽ khiến trẻ thích ứng và chúng sẽ thức dậy đúng giờ hơn vào buổi sáng.
Giúp con giải quyết vấn đề để có một thói quen buổi sáng tốt hơn
Điều gì sẽ xảy ra nếu con bạn không biết cách tự thức dậy vào buổi sáng? Hãy nhớ rằng, thanh thiếu niên dường như đang phải chiến đấu chống lại melatonin – một loại hormone điều hòa giấc ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy, melatonin sẽ khiến học sinh rơi vào trạng thái buồn ngủ liên miên cho đến ít nhất là 8h sáng. Do đó, để thay đổi thói quen của mình, con trẻ cần có một kế hoạch cụ thể.
Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc thức dậy, hãy yêu cầu chúng đưa ra danh sách những việc chúng sẽ làm để giúp chúng ra khỏi giường đúng giờ như: thay đổi giờ đi ngủ sớm hơn, đặt đồng hồ báo thức khắp phòng, soạn sẵn quần áo và sắp xếp ba lô, sách vở vào đêm hôm trước để không phải làm việc đó vào buổi sáng…
Hãy nhớ đặt trách nhiệm dậy vào buổi sáng cho con bạn. Nếu bạn làm tất cả, con bạn sẽ không còn lý do để tự giác làm nữa. Với phương pháp “trao quyền”, nhiều bậc phụ huynh đã tùy chỉnh được kế hoạch hành động để giúp con cái dậy sớm hơn vào buổi sáng. Nhờ thế, một buổi sáng thoải mái, dễ chịu hơn cho cả người lớn và trẻ con hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn.
Trên thực tế, không cần phải đợi đến lúc đi học bạn mới cần gọi con dậy sớm bởi vì thói quen “ngủ sớm – dậy sớm” cực kì tốt cho sức khỏe của trẻ. Ở Nhật, các bà mẹ thậm chí còn rèn luyện cho con điều này từ rất sớm và họ dường như không bao giờ phải đánh thức con dậy vào buổi sáng. Trẻ con Nhật có trách nhiệm phải tự thức dậy vào mỗi buổi sáng bởi vì chúng được rèn luyện thói quen đi ngủ sớm và vận động tích cực trong suốt một ngày.
Mẹ Nhật coi việc tự dậy sớm là một trong những bài học đầu tiên quan trọng nuôi dưỡng tinh thần tự lập của mỗi đứa trẻ. Vì thế, cho dù một số mẹo nhỏ có hiệu quả đến đâu đi nữa thì bạn vẫn nên giúp con có thể dậy sớm bằng cách thiết lập một thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng việc: đi ngủ sớm và tích cực vận động thể chất mỗi ngày.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết