EQ thấp không chỉ tác động tiêu cực đến các mối quan hệ giữa cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn.
Những người có EQ hay còn gọi là trí tuệ cảm xúc thấp là những người không có khả năng thận thức được cảm xúc ở cả bản thân và những người xung quanh. Nhiều chuyên gia tâm lý hiện nay tin rằng EQ quan trọng hơn IQ trong việc xác định thành công chung trong cuộc sống. Do đó, EQ thấp không chỉ tác động tiêu cực đến các mối quan hệ giữa cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn.
Khi một người có chỉ số EQ thấp, có nhiều cách để thể hiện ra ngoài. Dưới đây là 8 dấu hiệu kinh điển của người có trí tuệ cảm xúc thấp.
1. Họ luôn đúng
Những người có EQ thấp thường tranh luận một quan điểm đến cùng mà không chịu lắng nghe những gì người khác nói. Ngay cả khi bạn cung cấp cho họ những bằng chứng rằng họ sai, họ cũng sẽ lập luận ngược lại rằng sự thật của bạn mới là sai.
Họ luôn muốn thắng bằng mọi giá và họ sẽ không thay đổi quan điểm của mình cho dù thế nào đi nữa.
2. Họ không biết đến cảm giác của người khác
Những người có EQ thấp thường không để ý đến cảm xúc của người khác. Họ có thể thực sự ngạc nhiên khi biết một ai đó giận mình hay một ai đó không thích họ. Thậm chí, họ còn cảm thấy khó chịu khi người khác mong đợi họ biết người đó đang cảm thấy thế nào.
3. Họ cư xử một cách vô cảm
Phần lớn những người có EQ thấp không biết phải nói gì hay làm gì thích hợp. Họ cũng thường hay nói hoặc làm một điều gì đó không đúng thời điểm. Ví dụ, họ có thể nói ra điều gì đó thiếu tế nhị trong đám tang hoặc pha trò ngay sau một sự kiện bi thảm. Nếu ai đó phản ứng lại với điều đó, họ sẽ phản ứng lại và cho rằng người đó quá nhạy cảm.
Những người có EQ thấp thường gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác, bởi vậy mà họ không thể giải thích hay phản ứng một cách thích hợp với bầu không khí cảm xúc.
4. Đổ lỗi cho người khác về vấn đề của họ
Một điều mà người có EQ thấp sẽ không làm là tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Khi xảy ra sự cố, phản ứng đầu tiên của họ là tìm ai đó hoặc điều gì đó để đổ lỗi. Họ có thể nói rằng họ không có lựa chọn nào khác cho những gì họ đã làm và những người khác chỉ đơn giản là không hiểu cho hoàn cảnh của họ.
Ví dụ, nếu họ đọc tin nhắn của bạn thì đó là lỗi của bạn khi để điện thoại trước mặt họ. Nếu họ thất bại trong một nhiệm vụ hay không hoàn thành công việc, bằng cách nào đó thì họ sẽ coi đó là lỗi của người khác.
5. Họ có kỹ năng đối phó kém
Không có khả năng đối phó với các tình huống cảm xúc có thể là một dấu hiệu của người có EQ thấp. Những cảm xúc mạnh mẽ, dù là của họ hay của người khác, đều khó hiểu đối với những người có EQ thấp. Và họ thường tránh xa những tình huống này để tránh phải đối mặt với những cảm xúc đó. Việc che giấu cảm xúc thật cũng là dấu hiệu của người có EQ thấp.
6. Họ bộc phát
Những người có EQ thấp thường đấu tranh để hiểu và kiểm soát cảm xúc của chính họ. Họ có thể phản ứng một cách dữ dội mà không hiểu họ đang thực sự cảm thấy như thế nào và tại sao họ lại khó chịu như vậy.
Một người có EQ thấp cũng thường có những cơn bộc phát cảm xúc bất ngờ, đôi khi bị thổi phồng quá mức và không thể kiểm soát được.
7. Họ đấu tranh với các mối quan hệ
Những người có EQ thấp thường có rất ít bạn thân. Điều này là do tình bạn thân thiết đòi hỏi sự cho – nhận, chia sẻ cảm xúc, lòng trắc ẩn, hỗ trợ tinh thần, mà đây là những đặc điểm của người có EQ thấp thường thiếu.
8. Họ chuyển cuộc trò chuyện về phía mình
Những người có trí tuệ cảm xúc thấp có xu hướng thống trị cuộc trò chuyện. Ngay cả khi họ đang đặt câu hỏi và tỏ ra chăm chú lắng nghe, họ vẫn luôn tìm cách chuyển mọi thứ trở về phía họ. Và khi ai đó chia sẻ một câu chuyện, họ thường chứng minh cho người đó thấy rằng những điều đó họ đã trải qua rồi, bất kể đó là gì.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết