Nếu còn sống, biểu tượng võ thuật Lý Tiểu Long đón sinh nhật lần thứ 82 vào ngày 27/11/2022.
Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 82 của Lý Tiểu Long, đây là một vài điều bạn có thể chưa biết về huyền thoại võ thuật này.
1. Dự định làm nhiều phim cổ trang hơn
Lý Tiểu Long đã lên kế hoạch làm nhiều phim cổ trang hơn sau bộ phim Tinh võ môn (Fist of Fury – 1972) của ông.
Phim Mãnh long quá giang (Way of the Dragon – 1972), Tử vong du hý (Game of Death – 1972) và Enter the Dragon (Long tranh hổ đấu – 1973) của Lý Tiểu Long đều lấy bối cảnh ở thời điểm hiện tại, nhưng Tinh võ môn lấy bối cảnh ở Thượng Hải thời Nhật Bản chiếm đóng vào đầu thế kỷ 20.
Theo Carl Fox, tác giả của The KFM Bruce Lee Society, Lý Tiểu Long đã nghĩ đến việc làm nhiều phim hơn lấy bối cảnh quá khứ khi quay Tinh võ môn.
Fox cho biết: “Lý Tiểu Long đã lên kế hoạch làm một vài bộ phim cổ trang vào một thời điểm nào đó và đã thực hiện một số buổi chụp ảnh hóa trang trên phim trường Tinh võ môn.
“Những bức ảnh này cho thấy Lý Tiểu Long đội tóc giả với mái tóc búi cao. Ông mặc quần áo lông thú màu nâu trong một số bức ảnh, một số đồng phục màu xanh và trắng ở những bức ảnh khác.
Một số loại vũ khí, chẳng hạn như rìu và kiếm, cũng xuất hiện trong các bức ảnh.
Buổi chụp ảnh diễn ra ở con hẻm bên ngoài trường Jingwu trong Tnh võ môn. Bạn biết những bức ảnh được chụp ở đâu vì có thể nhìn thấy cùng một bức tường gạch ở hậu cảnh trong phim”.
2. Các hãng thu âm Nhật Bản đã ghép Lý Tiểu Long với một bản hit disco
Vào những năm 1970, các hãng thu âm Nhật Bản đã phát hành đĩa than các bản nhạc phim Lý Tiểu Long được hỗ trợ bởi âm nhạc từ The Exorcist, Convoy.
Đây là bộ phim hài về những người lái xe tải với sự tham gia của ngôi sao nhạc đồng quê Kris Kristofferson – người đã hát bài hát này — và bộ phim McQ của John Wayne.
Theo một bài báo toàn diện trên tạp chí phim võ thuật Eastern Heroes, người hâm mộ Nhật Bản say mê Lý Tiểu Long đến mức họ sưu tầm rất nhiều kỷ vật về Lý Tiểu Long và vui vẻ bỏ tiền ra mua những chiếc đĩa đựng trong hộp đựng đĩa hấp dẫn có hình của ngôi sao võ thuật.
Khoảng 40 đĩa đã được phát hành. Một EP thậm chí còn giới thiệu đĩa nhạc disco Kung Fu Fighting cực ăn khách năm 1974 của Carl Douglas mà hình ảnh bìa sử dụng hình ảnh của Lý Tiểu Long chứ không phải Douglas làm sức hút bán hàng.
Bài báo cho biết, vì hình ảnh của Lý Tiểu Long nên tất cả các đĩa hát đều trở thành món đồ của các nhà sưu tập ngày nay.
3. Phim chiếu tại LHP Cannes
Đường sơn đại huynh (The Big Boss – 1971) và Tinh võ môn của Lý Tiểu Long đã được trình chiếu tại LHP Cannes danh giá ở Pháp.
Tuy nhiên, 2 bộ phim này không được các nhà phê bình và nhà phân phối chú ý trước khi phát hành thành công ở Mỹ.
“Đó là năm 1972, và mặc dù các bộ phim được trình chiếu tại LHP Cannes năm đó, nhưng phim không gặt hái thành công lớn mặc dù rạp gần như chật kín khán giả Cannes” – nhà phê bình người Anh Verina Glaessner đã viết vào năm 1974.
Glaessner nói thêm: “Năm sau, cả hai bộ phim đều đột phá mạnh mẽ vào thị trường thế giới”.
4. Muốn đưa thêm yếu tố hài vào phim
Lý Tiểu Long có thiên hướng hài. “Cảnh thợ sửa điện thoại trong Tinh võ môn khá hài hước và là khoảnh khắc vui vẻ duy nhất”- Fox nói.
“Khía cạnh hài hước trong màn trình diễn của Lý Tiểu Long được sử dụng tốt hơn nhiều trong Mãnh long quá giang – bộ phim đòi hỏi khía cạnh hài nhiều hơn Tinh võ môn.
Cứ vài phút trong Mãnh long quá giang lại có chuyện hài hước trong, cho đến nửa giờ cuối cùng, khi tất cả những trò đùa bị gạt sang một bên để dành cho một trong những trận đấu vĩ đại nhất từng được quay.
“Ngay cả Tử vong du hý cũng có một số khoảnh khắc hài hước nhỏ, đặc biệt là giữa bộ ba Lý Tiểu Long, Giác Nguyên và Điền Tuấn”.
Một số nhà phê bình đã lưu ý rằng nếu còn sống Lý Tiểu Long có thể đưa yếu tố hài vào nhiều phim hơn.
5. Thích làm việc với Hồng Kim Bảo
Mặc dù Lý Tiểu Long không thích làm việc với các biên đạo võ thuật – thích tự biên đạo các bước di chuyển của mình – song ông thích hợp tác với các diễn viên đóng thế Lâm Chính Anh và Hồng Kim Bảo – những người đã hỗ trợ ông trong phim Long tranh hổ đấu và Tử vong du hý.
“Cả hai người họ đều thân với Lý Tiểu Long” – diễn viên đóng thế Đổng Vĩ nói với Hong Kong Film Archive.
“Khi nghĩ ra các động tác hành động, đặc biệt là hành động bằng nắm đấm và chân, họ đã tạo ra những bước đột phá.
Họ đã thay đổi nhịp điệu và những điều họ làm thậm chí còn khác với Đường sơn đại huynh. Mọi thứ sau Tinh võ môn đều hoàn toàn mới”.
Hồng Kim Bảo đã chỉnh sửa Tử vong du hý – chưa bao giờ hoàn thành – để phát hành sau khi Lý Tiểu Long qua đời, với hy vọng bảo tồn di sản của bậc thầy trong các cảnh chiến đấu.
Lý Tiểu Long có một triết lý giống như thiền khi diễn xuất: “Diễn xuất là sự kết hợp của cả bản năng tự nhiên và sự kiểm soát – bạn kết hợp chúng một cách hài hòa.
Nếu bạn bản năng quá mức, bạn sẽ rất phản khoa học còn nếu kiểm soát quá mức thì bạn đột nhiên trở thành một con người máy móc.
Vì vậy, nó không phải là giả tạo hay tự nhiên. Ý tưởng là đạt được sự giả tạo một cách tự nhiên hoặc tự nhiên một cách giả tạo”.
7. Yêu thích phim samurai Nhật Bản
Mặc dù Lý Tiểu Long không thích karate, nhưng ông rất hâm mộ các bộ phim về samurai Nhật Bản – một thể loại được gọi là chambara.
Giống như nhiều nhà làm phim ở đặc khu Hong Kong, Lý Tiểu Long rất ấn tượng với giá trị sản xuất của họ, nhìn chung là vượt trội so với những bộ phim kiếm hiệp Hong Kong.
Lý Tiểu Long cũng cố gắng bắt chước những màn trình diễn cuồng nhiệt của các samurai trên màn ảnh.
Tuy nhiên, triết lý chiến đấu làm bất cứ điều gì để giành chiến thắng của ông không liên quan nhiều đến quy tắc danh dự của samurai.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết