Bất kể láng giềng hay họ hàng, trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta nên thành thật với nhau.
Người ta nói bạn bè có lợi và tất nhiên cũng có hại. Kết bạn với người lương thiện, chính trực, với người chân thành và với người hiểu biết uyên thâm, ba người bạn này cho ta rất nhiều lợi ích, quan trọng nhất là được phát triển bản thân. Kết bạn với những kẻ đục nước béo cò, xu nịnh và ăn nói hoa mỹ nhưng không chân thật, chỉ nhận về cái xấu.
Thận trọng trong kết bạn và làm theo bản thiện. Điều này cũng đúng với các mối quan hệ khác trong cuộc sống, chẳng hạn như hàng xóm láng giềng và họ hàng trong gia đình.
Làm thế nào để tạo dựng mối quan hệ với láng giềng và họ hàng? Người nào nên kết thân, người nào nên tránh xa?
3 kiểu láng giềng độc hại
1. Người hai mặt
“Tôi nói cho chị một chuyện quan trọng, đừng nói cho người khác biết!”.
“Chị không hiểu tôi sao? Nhanh nói đi, tôi tuyệt đối sẽ không nói cho người khác”.
Đây là những kiểu đối thoại cực kỳ phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt là nhóm hàng xóm láng giềng ngày nào cũng bàn tán chuyện gia đình và chuyện cá nhân của người khác.
Thật ra, trò chuyện hay tâm sự cũng không có gì sai. Song cổ nhân có câu: “Ai không nói sau lưng người khác thì sẽ không bị nói xấu sau lưng”.
Nhưng có những người hàng xóm bề ngoài thế này, bên trong lại thế khác; ngoài mặt thì nói tốt nhưng sau lưng lại thích ngồi lê đôi mách, nói xấu đủ chuyện. Kiểu người hai mặt này không hề biết giữ chữ tín, chỉ thích thỏa mãn thói “tám chuyện”. Kết thân với người này, rồi sẽ có một ngày bạn sẽ bị họ bán đứng, càng đáng sợ hơn là khi bạn đã nói cho họ nghe nhiều chuyện không nên chia sẻ. Hậu họa khôn lường, tránh xa mới là cách tốt nhất!
2. Lúc người cần thì năn nỉ ỉ ôi, lúc ta cần thì biệt tăm biệt ích
Tục ngữ có câu: “Bà con xa không bằng láng giềng gần”.
Ai cũng gặp khó khăn trong cuộc sống và cần được giúp đỡ. Hàng xóm sống gần gũi với nhau hàng ngày, gặp khó khăn đương nhiên dang tay giúp đỡ cũng là chuyện nên làm.
Nhưng một số người hàng xóm ích kỷ lại đòi hỏi khi họ muốn điều gì đó từ bạn, không cần biết bạn có khả năng hay thời gian hay không. Nếu bạn không giúp, họ có thể tức giận, ghi hận trong lòng. Cho dù bạn giúp họ, chưa chắc họ đã biết ơn và mang lòng cảm kích. Nhưng đến khi bạn gặp khó khăn và muốn được giúp đỡ, họ sẽ viện ra rất nhiều lý do để từ chối, thậm chí còn trở nên xa lánh bất thường.
Đương nhiên kiểu người này không đến nỗi quá xấu xa, chúng ta vẫn có thể giữ gìn mối quan hệ xã hội. Song người thông minh là phải biết giữ được nguyên tắc và giới hạn của bản thân, không vì bất cứ ai mà phải tự làm khó chính mình.
3. Người hẹp hòi
Một người hàng xóm hẹp hòi thường sẽ ghi thù chuyện nhỏ không bao giờ quên, cho dù đã nhiều năm trôi qua, nó vẫn có thể thành mối hận chôn chặt trong lòng.
Nếu hàng xóm của bạn là người hẹp hòi thì tốt nhất nên tránh xa, vì họ luôn để mắt đến bạn, chỉ cần bạn sơ hở và sai sót, điều đó sẽ trở thành thứ để họ ghi hận trong lòng, thường xuyên nhắc lại.
Hàng xóm chung sống với nhau khó tránh khỏi phát sinh các loại xích mích vụn vặt và hiểu lầm, đa số sau một thời gian có thể sẽ quên đi. Nhưng lòng dạ hẹp hòi sẽ khiến cho quan hệ hàng xóm láng giềng ngày càng trở nên căng thẳng, cuối cùng chỉ có thể thành người dưng nước lã đúng nghĩa.
3 kiểu họ hàng xấu
1. Vay tiền không trả
Tục ngữ có câu: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, người thân ruột thịt với nhau đương nhiên hơn người ngoài. Gia đình giúp đỡ lẫn nhau là điều rất bình thường, nhưng sự giúp đỡ chỉ giới hạn ở mức trợ giúp khẩn cấp chứ không phải mang nghĩa vụ “xóa đói giảm nghèo”. Đặc biệt là khi mối quan hệ động đến chuyện tiền bạc, nếu không cẩn trọng thì đôi bên thân thiết đến mấy cũng trở mặt thành kẻ thù.
“Giàu có, họ hàng lũ lượt tìm đến. Nghèo khổ, không một ai nhận họ hàng quyến thuộc”. Hiện thực quá phũ phàng trong xã hội ngoài kia. Mượn tiền nhưng không trả, bạn bè hay họ hàng cũng như nhau, lời đã nói ra thì phải thực hiện cho đúng. Càng đáng sợ hơn là nhiều người mang tư tưởng vì là máu mủ nên không cần so đo tính toán vài đồng bạc. Kiểu họ hàng này chỉ mang đến cho bạn rắc rối và tổn hại, không nên kết thân và cho đi tình cảm lẫn tiền bạc miễn phí.
2. Ăn không ngồi rồi, lười biếng
Ông cha ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Không sợ mình không có năng lực, chỉ sợ bản thân thiếu nghị lực và không biết cầu tiến. Một người suốt ngày chỉ biết ăn không ngồi rồi, phàn nàn về người khác và không muốn tiến bộ, thì chúng ta không nên tiếp cận quá nhiều. Vì loại năng lượng tiêu cực này rất dễ lây lan, có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh, kéo bạn xuống vực.
3. Hợm hĩnh
Người xưa có câu: “Bạn nghèo, thành phố sầm uất không ai ngó ngàng đến. Nhưng nếu bạn giàu, thâm sơn cùng cốc cũng có người dõi theo”.
Khi giàu có, họ hàng xa đến mấy cũng chủ động làm thân. Nhưng khi sa sút, cho dù bạn chủ động đến thăm, họ chưa chắc đã tiếp, chứ đừng nói đến nhìn mặt.
Thật ra, bất kể láng giềng hay họ hàng, trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta nên thành thật với nhau, nên tìm ra ưu điểm của người khác và học cách bao dung, như vậy mới có sự hòa hợp giữa hàng xóm và họ hàng.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết