Liệu có phải người càng biết “vay mượn” thì càng dễ trở nên giàu có hay không?
Justine Yifu Lin, cựu phó chủ tịch cấp cao và là nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới (WB) từng nói: “Ở Trung Quốc, người nghèo bận tiết kiệm tiền, còn người giàu bận đi vay.” Tại sao ông lại nói như vậy, và lý do sâu xa đằng sau là gì?
Đã từng có một câu chuyện như vậy, một chuyên gia tài chính cho mọi người xem một bức tranh, trong đó chỉ ra rằng xã hội bao gồm 80% là người nghèo và 20% là người giàu. Trong đó 80% người nghèo sở hữu 20% tài sản thế giới, 20% người giàu còn lại sở hữu 80% tài sản còn lại. Phần lớn người nghèo không dám tiêu tiền lung tung vì lo lắng, việc đầu tiên họ làm là gửi tiết kiệm tiền trong ngân hàng để bảo toàn giá trị hoặc phòng ngừa rủi ro. Họ rất lo lắng khi phải đi vay mượn thì sợ sa vào vòng xoáy nợ nần. Tuy nhiên, hầu hết những người giàu không những không gửi tiết kiệm mà còn vay ngân hàng rất nhiều.
Vậy lý do là gì?
Người giàu thường vay tiền từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác nhau. Mặc dù các khoản nợ tăng lên, nhưng trên thực tế, người giàu có thể sử dụng khoản vay này để kiếm nhiều tiền hơn thông qua nhiều năm tích lũy quan hệ, nguồn lực, mô hình kinh doanh,… Vì vậy, khoản nợ này thực chất là nguồn sinh lợi, là “đòn bẩy” cho sự tăng trưởng tài sản của người giàu.
Ngược lại, đa phần người nghèo chỉ có thu nhập từ lương lao động, rất ít thu nhập từ đầu tư tài sản và tỷ lệ nợ ngân hàng cũng bằng không. Tất nhiên, nợ nần là một gánh nặng đối với người nghèo, bởi vì những người bình thường sẽ không trở nên giàu có hơn nhờ nợ nần, và nợ nần chỉ khiến họ thêm mệt mỏi và căng thẳng.
Đúng là nhiều người nói rằng nợ có thể làm cho bạn giàu hơn, nợ càng nhiều thì bạn càng giàu. Tất nhiên nợ ở đây là “nợ lành mạnh”. Ở một mức độ nào đó, nhận định này phản ánh các quy luật vận hành của nền kinh tế cũng như phản ánh một số khác biệt trong tư duy của người giàu và người nghèo về các vấn đề.
Vì sao người giàu vay nợ?
Thực tiễn chứng minh rằng: Nợ càng nhiều càng giàu. Trong đó có thể tóm gọn lại bằng 3 ý sau:
Trước hết, việc một số người giàu có thể vay nhiều nợ như vậy cho thấy rõ ràng họ rất có uy tín với ngân hàng. Phải có tiềm lực kinh tế tốt, đủ khả năng để trả số tiền đã vay, mới có được tín nhiệm từ phía ngân hàng. Và chỉ cần có một tổ chức tài chính như vậy sẵn sàng cho bạn vay, thì các tổ chức tài chính và ngân hàng lớn khác sẽ lần lượt đến hỏi và đề nghị cho bạn vay. Đối với các tổ chức tài chính hiện nay, rất khó tìm được khách hàng tiềm năng. Nợ càng nhiều chứng minh thực lực tài chính của những người này càng mạnh, nên cho họ mượn tiền cũng không cần lo lắng.
Thứ hai, vay nợ thực chất là cách đầu tư bằng đòn bẩy. Chẳng hạn, một người ban đầu chỉ làm được dự án đầu tư 100 triệu đồng, nhưng nếu vay thêm vốn hỗ trợ, có thể làm được dự án 1 tỷ đồng hay thậm chí là hàng trăm tỷ đồng. Bằng cách này, họ không chỉ xây dựng được nhiều mối quan hệ hơn, mà còn tiếp xúc với nhiều thông tin hơn trong giới kinh doanh. Từ đó, công việc kinh doanh cũng sẽ ngày càng lớn hơn.
Trên thực tế, nhiều người mong muốn bản thân sẽ không bao giờ phải mắc nợ ai cả. Nhưng rất khó để làm giàu nếu có tư duy như vậy. Bởi vì chỉ dựa vào tài chính và năng lực của bản thân, rất khó đạt được hiệu quả “đòn bẩy”, để của cải hiện có có thể đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Cuối cùng, lạm phát làm loãng các khoản nợ, giống như lạm phát tiềm ẩn của một số đồng tiền hiện nay rất mạnh, sức mua của đồng tiền không còn tốt như mọi năm. Nếu những người vay kinh doanh thất bại, sức mua của đồng tiền vẫn tiếp tục thu hẹp lại, khoản nợ của họ có thể được pha loãng ở một mức độ nhất định. Hơn nữa, ngay cả khi công việc kinh doanh ngày càng lớn mạnh, việc trả nợ gốc và lãi của khoản nợ hiện tại không phải là chuyện dễ dàng.
Đừng cực đoan vay nợ mù quáng
Càng mắc nợ nhiều thì càng giàu, nhưng không phải tất cả đều trở nên giàu có hơn mà chỉ một số nhóm người nhất định.
Sự phổ biến của câu nói “càng mắc nợ càng giàu” sẽ khiến nhiều người hiểu lầm rằng càng vay nhiều nợ thì họ càng giàu. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro và vấn nạn cho vay trực tuyến khác nhau. Thậm chí, nhiều người còn tìm mọi cách phá chỗ này để bù vào chỗ kia, cuối cùng đi đến cực đoan.
Chính vì vậy, không nên đề cao quá mức một số ý tưởng chỉ phù hợp với những nhóm người nhất định, như vậy sẽ khiến nhiều người hiểu lầm dẫn đến nợ nần chồng chất. Đặc biệt theo dữ liệu khảo sát gần đây, 60% thanh niên dưới 35 tuổi ở Trung Quốc không có tiền gửi và nợ nần chồng chất, bao gồm các khoản thế chấp, vay mua ô tô, thẻ tín dụng và các khoản vay trực tuyến khác nhau.
Nên sử dụng tài chính một cách hiệu quả
Tài chính là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng tốt tài sản của một người có thể tăng lên chóng mặt trong thời gian ngắn. Tài chính là gì? Tài chính là thực hiện sự lưu thông tương đương của giá trị và lợi nhuận sau khi tái hợp các nguồn lực hiện có.
Theo cách nói của người bình thường, một đồng trong tay bạn chỉ có giá trị của một đồng, nhưng thông qua việc tích hợp các nguồn lực ở những người khác, giá trị của một hai đồng ấy sẽ được nhân ra. Đây là ý nghĩa sự tồn tại của tài chính.
Nhóm người nào dù vay nợ cũng phải trả lãi, nhưng số tiền kiếm được nhờ khoản vay có thể vượt quá số tiền trả lãi, vậy thì người như vậy thuộc trường hợp nợ càng nhiều càng giàu. Ngược lại, nếu vòng tài chính bị phá vỡ, nếu số tiền vay được chỉ để tiêu dùng, thay vì sử dụng để kiếm tiền, thì người vay sẽ càng mắc nợ nhiều hơn, càng dễ rơi xuống vực sâu.
Người nghèo phải làm thế nào để thoát nghèo?
Trên thực tế, không ai sinh ra đã nghèo, và không ai sinh ra đã giàu có. Miễn là bạn tìm đúng phương pháp, bạn vẫn có thể thay đổi thế cục.
1. Cải thiện bản thân
Bất kể về khí chất, kiến thức hay kỹ năng làm việc, đều cần phải cải thiện nhanh chóng. Khi bạn trau dồi và cải thiện bản thân, cơ hội sẽ nhân lên, thu nhập tăng lên, tiền gửi sẽ tăng lên và cuối cùng, số tiền chúng ta có thể di chuyển sẽ tăng lên.
2. Biết tiết kiệm tiền
Người A đã tốt nghiệp đại học được 3 năm, thu nhập thay đổi từ 10 triệu đồng nlên 20 triệu đồng ngay sau khi tốt nghiệp nhưng không có khoản tiết kiệm nào. Khi được hỏi lý do, người này trả lời: Số tiền lương ít ỏi đã được dùng hết vào việc thuê nhà, ăn uống và kết bạn.
Người B cũng đã tốt nghiệp được 3 năm, lương tháng 10 triệu đồng. Để tiết kiệm tiền, người này sống một mình ở vùng ngoại ô, mỗi ngày đi lại mất 4 tiếng. Kiên trì trong 3 năm, đã tiết kiệm được một khoản kha khá.
Vì vậy, quan trọng là bạn có biết cách tiết kiệm hay không. Đừng để đến khi xảy ra chuyện mới hối hận, hãy kiềm chế ham muốn vật chất trước, tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt mới là điều nên làm.
3. Giỏi lập kế hoạch
Khi đã tích lũy được một lượng của cải nhất định, chúng ta phải học cách phân bổ tài sản một cách hợp lý để thu được lợi ích. Chỉ bằng cách sử dụng tốt nguyên tắc “đòn bẩy” để lập kế hoạch vốn tốt, chúng ta mới có thể có được thu nhập dựa trên tài sản.
Cái thế giới thiếu không phải là của cải, mà là con mắt khám phá của cải. Về bản chất, tư duy của người giàu là có thể nhìn thế giới từ các chiều không gian khác nhau, khám phá những điểm khác biệt và khai thác của cải từ những điểm khác biệt này.
Giỏi quan sát, siêng năng suy nghĩ và nhìn thế giới bằng con mắt đa chiều, bạn sẽ luôn tìm thấy vàng trong cuộc sống. Bắt đầu ngay bây giờ để trau dồi và rèn luyện tư duy làm giàu của riêng bạn từng bước một, và sớm hay muộn bạn sẽ có thể khai thác hũ vàng đầu tiên của mình.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết