Khi về già, có nên nói với con cháu về khoản tiết kiệm của mình không?
(1)
Khi tôi đăng câu hỏi này lên page, một cư dân mạng đã trả lời: “Không biết mọi người sao chứ tôi thì không.”
Chúng tôi hỏi lý do vì sao thì ông ấy chia sẻ câu chuyện này:
Ông Phan hàng xóm của ông năm nay đã 69 tuổi, có một con trai và một con gái. Con gái lấy chồng xa, còn con trai đã mua được nhà ở trên phố. Vợ ông không may đã mất cách đây 10 năm.
Ông sống một mình ở dưới quê, lúc ốm đau không ai biết, lúc ngã cũng chẳng ai chăm sóc.
Cách đây vài năm, ông nhận thấy thị lực của mình giảm đi đáng kể, nhìn cái gì cũng đều mơ hồ, thỉnh thoảng còn xuất hiện bóng đen.
Bác sĩ trong thôn nói với ông rằng ông mắc bệnh đục thủy tinh thể và yêu cầu ông cần nhanh chóng đến bệnh viện thành phố để làm phẫu thuật.
Ông bắt xe buýt lên thành phố tìm con trai. Đứa con đón ông với thái độ chưng hửng. Ông nói mình còn thiếu tiền để làm phẫu thuật, vậy mà đứa con chỉ đưa vài đồng chiếu lệ, còn bảo ông ấy đi tìm đứa con gái để lấy nốt phần còn lại.
Ông Phan tức giận đến mức bật khóc, vừa khóc vừa gọi con gái.
Cuối cùng, con gái cũng đưa tiền cho ông. Con gái cũng trách ông vì ngày xưa đã tiêu hết tất cả tiền cho con trai của mình.
Nhắc mới nhớ, Ông Phan khi còn trẻ rất có năng lực. Ông thậm chí còn mở một cửa hàng nhỏ, cũng dành dụm được ít tiền.
Nhưng ông ấy đã sai, cái sai của ông là nói hết với con trai của mình rằng mình có bao nhiêu tiền tiết kiệm.
Điều ông ấy nghĩ lúc đó là vợ đã mất rồi, giờ chỉ còn trông chờ vào đứa con trai chăm sóc lúc về già thôi, nên mới nói hết với con mà không giấu giếm chút nào.
Sau khi biết ông có bao nhiêu tiền tiết kiệm, đứa con trai mua gì cũng đều tìm đến ông. Mua xe đến tìm ông, mua nhà cũng đến tìm ông, thậm chí cả tiền học cho con cái cũng xin tiền ông.
Ông Phan khuyên cậu ta nên tự lực cánh sinh, nhưng cậu con trai đáp trả: “Bố có nhiều tiền tiết kiệm như vậy, không phải là giữ lại cho con tiêu à?”.
Một bên khác, cô con gái cũng rất bất bình với ông, cho rằng ông quá thiên vị, tiêu hết tiền cho con trai của mình.
Nhưng điều mà ông Phan không ngờ là sau khi đứa con trai tiêu hết tiền tiết kiệm của mình, anh ta đã trở mặt.
Không những bỏ mặc không để ý đến ông mà còn thường ghét bỏ ông già yếu hay ốm đau, tiêu tiền linh tinh.
Một trong những điều mà ông Phan đặc biệt hối tiếc lúc này là, lúc đó đáng ra không nên nói hết số tiền tiết kiệm của mình cho đứa con trai biết.
Tình thân, có lúc cũng chỉ đến thế mà thôi.
Người ta đều nói, máu mủ tình thâm là mối quan hệ không thể phá vỡ.
Nhưng bạn thấy đấy, vẫn có một số người, trong mắt họ chỉ có lợi ích và vụ lợi, không có nhiều tình cảm đáng nói đến như thế.
Đối với loại người như vậy, dù bạn có đối xử chân thành, hết lòng hết dạ với chúng, thì cũng sẽ chỉ đưa bản thân vào thế bị động, và làm chính mình bị tổn thương.
(2)
Không thể phủ nhận rằng tiền có thể đem đến cho chúng ta cảm giác an toàn nhất.
Khi có đủ tiền tiết kiệm trong tay, bạn sẽ có đủ tự tin để đối mặt với cuộc sống.
Điều này cũng đúng đối với người lớn tuổi.
Số tiền tiết kiệm trong tay chính là thứ để họ dựa vào và là tấm chắn bảo vệ giúp họ an nhàn tuổi già.
Cũng giống như bà Dương trong khu, bà ấy nói rõ rằng bà sẽ không tiết lộ với con cháu về số tiền tiết kiệm của mình, và bà ấy cũng làm như vậy.
Dù rất yêu thương con trai của mình nhưng trong thâm tâm bà vẫn vững tin rằng:
Làm gì cũng phải dựa vào chính mình, về già cũng không được quá dựa dẫm vào con cái.
Đặc biệt, sau khi đã chứng kiến quá nhiều câu chuyện bố mẹ hết lòng cho đi, con cái bỏ mặc phụ mẫu neo đơn lúc về già, thì càng khiến bà vững tin vào ý tưởng giữ lại đường lui cho cho bản thân.
Vì vậy, bà không cho con trai biết mình có bao nhiêu tiền tiết kiệm ở nhà.
Thay vào đó, các khoản tiền tiết kiệm này được chia thành 3 phần:
Phần đầu tiên, sinh hoạt phí;
Phần thứ hai, tiền để phát triển các sở thích, chẳng hạn như đi du lịch, học nhiếp ảnh và cắm hoa;
Phần thứ ba, tiền chữa bệnh, bao gồm tiền khám bệnh, thuốc men, nằm viện, điều dưỡng….
Những khoản tiền gửi này là nền tảng cho cuộc sống sau này của bà.
Bà Dương cho biết bây giờ bà đã lớn tuổi, mắc rất nhiều bệnh nền như huyết áp cao, đường huyết cao,loãng xương…
Mỗi lần đến bệnh viện khám bệnh, bà đều tự bỏ tiền túi ra, biết con trai và con dâu bận rộn công việc nên bà chưa bao giờ làm phiền họ.
Có một lần làm phẫu thuật phải nằm viện hơn nửa tháng, vốn dĩ bà muốn thuê y tá chăm sóc nhưng con trai và con dâu sợ y tá chăm sóc không chu đáo nên muốn tự mình đến chăm sóc cho bà.
Nhưng Bà Dương sợ con dâu trong lòng không thật sự tình nguyện lắm nên đã nói trước sẽ trả tiền công cho con dâu. Kết quả là con dâu đã chăm sóc rất tận tình, không lâu sau bà Dương đã được xuất viện.
Khi về già, chúng ta sẽ gặp đủ thứ rắc rối, đủ thứ vấn đề.
Tiền tiết kiệm sẽ đem đến cảm giác an toàn lớn nhất cho chúng ta, là sức mạnh để chúng ta chống lại rủi ro và làm chủ được cuộc sống của mình.
(3)
Trở lại với câu hỏi trên: “Khi về già, có nên nói với con cháu về khoản tiết kiệm của mình không?”
Câu trả lời thực sự rất đơn giản, có hoặc không.
Tuy nhiên, tôi có một lời nhắc nhở gửi tới những người trả lời “có”:
Bạn có thể chọn chia sẻ số tiền tiết kiệm của mình với con cái nhưng phải với tiền đề chúng là những đứa trẻ có phẩm tính tốt.
Phẩm tính tốt ấy thể hiện qua hai khía cạnh:
Thứ nhất, chúng biết tri ân báo đáp, hiếu thuận, kính trọng cha mẹ;
Thứ hai, chúng là những người đáng tin cậy và cầu thị, không đầu cơ trục lợi, ham ăn biếng làm.
Chúng ta luôn nói rằng thứ vị tha nhất trên đời chính là tình yêu của cha mẹ.
Sở dĩ người già nói với con cháu về số tiền tiết kiệm của mình là vì họ thương chúng và muốn chúng có cuộc sống tốt hơn.
Và việc chúng ta phải làm là sống đúng với tình yêu thương ấy, tôn trọng, hiếu thuận và chăm sóc cha mẹ lúc về già cũng giống như cha mẹ đã chăm sóc ta lúc còn thơ bé.
Còn với những người trả lời “không”, tôi cũng có điều này muốn nói:
Mỗi chúng ta đều có quyền tự do kiểm soát tiền bạc của mình.
Bạn có thể sử dụng tiền tiết kiệm của mình để chi trả cho các sở thích của bạn, hoặc cũng có thể dùng số tiền đó là chỗ dựa trong những năm tháng sau này.
Điều này có thể hiểu được, nhưng nếu chỉ để đề phòng con cái mình chiếm đoạt (trừ những đứa trẻ nhân phẩm xấu xa), thì giấu giếm tiền tiết kiệm của mình có thể sẽ làm chạnh lòng chúng.
Đúng là bản chất con người vốn phức tạp, đối mặt với tiền bạc, tình thân cũng có thể biến chất.
Nhưng hãy vững tin rằng hầu hết con cái chúng ta đều là những đứa trẻ ấm áp và ngoan ngoãn.
Giấu giấu giếm giếm, một số trường hợp sẽ làm tổn thương tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Trên thế giới này không có gì là tuyệt đối.
Về câu hỏi “Khi về già, có nên nói với con cháu về khoản tiết kiệm của mình không?” Dưới đây là một số gợi ý để bạn đọc tham khảo:
1. Không được nói nếu con mình không hiếu thuận hoặc phá của.
2. Khi con cái gặp khó khăn, chẳng hạn như thất nghiệp, phá sản,… nếu có khả năng hãy cố gắng giúp đỡ chúng hết sức.
3. Đừng keo kiệt với bản thân, càng về già càng phải đối xử tốt hơn với bản thân, ăn uống đầy đủ.
4. Nếu đông con, hãy cố gắng phân phối tiền bạc bình đẳng nhất có thể để tránh xung đột trong gia đình.
(4)
Tôi đặc biệt đồng tình với câu nói: “Tiền bạc có thể là vỏ của nhiều thứ, nhưng nó không phải là thịt quả bên trong”.
Đúng vậy, giống như câu hỏi “Khi về già, có nên nói với con cháu về khoản tiết kiệm của mình không?”
“Có” và “Không” chỉ là hình thức, nhưng điều thể hiện đằng sau đó là sự đối lập giữa tình cảm gia đình và tiền bạc, đó là một hiện thực cuộc sống phức tạp.
Nhưng dù thế nào đi nữa, tôi vẫn muốn nói rằng tình cảm gia đình là tình cảm vô tư, cao cả và trong sáng nhất.
Xin đừng đặt nặng chuyện tiền bạc, đừng để tình cảm thiêng liêng ấy vào bờ vực sụp đổ.
Hãy để tiền bạc là tiền bạc, để cuộc sống là cuộc sống.
Suy cho cùng, điều đẹp đẽ nhất trong bản tính con người, đó là không màng tới tiền bạc.
Lifehub tổng hợp