Để không lâm vào cảnh “đứng cho vay, quỳ đòi nợ”, người khôn ngoan sử dụng 3 cách này để đòi lại tiền mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ.
Chúng ta đều biết rằng tiền bạc là bước đệm trong một mối quan hệ. Tiền có thể làm cho tình cảm giữa con người trở nên khăng khít hơn, nhưng cũng có thể khiến cho mọi thứ đổ vỡ trong phút chốc.
Ai cũng gặp khó khăn và cần vay tiền khi rơi vào những tình thế khó. Tuy nhiên một số người không những vô ơn với sự giúp đỡ mà còn luôn tìm cách trốn tránh việc trả nợ.
Xiao Li (29 tuổi, Thẩm Quyến, Trung Quốc) là một chàng trai nổi tiếng tốt bụng trong công ty. Bất kì đồng nghiệp nào gặp khó khăn, anh cũng cố gắng giúp đỡ bằng mọi cách. Khi một người đồng nghiệp mượn Xiaoli 2.000 NDT. Xiao Li sẵn sàng giúp đỡ.
Tuy nhiên 2 tháng sau, anh vẫn không nhận được bất kỳ thông tin nào về việc sẽ trả tiền của người bạn này. Xiao Li đã ám chỉ bằng mọi cách có thể nhưng đối phương luôn thờ ơ.
Cuối cùng, Xiao Li đã trực tiếp nói lời đề nghị trả tiền. Kết quả là không những đối phương không tỏ ra biết ơn mà còn cho rằng Xiao Li là người keo kiệt. Điều này khiến Xiao Li vô cùng tức giận. Cuối cùng dù đã trả hết tiền song mối quan hệ của 2 người đã đóng băng.
Vay dễ, trả khó là thực tế diễn ra ở bất kỳ mối quan hệ nào. Vậy làm thế nào để bạn lấy lại tiền của mình một cách khéo léo mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa 2 bên? 3 cách làm dưới đây là gợi ý cho bạn:
1. Khơi gợi câu chuyện tài chính
Một số người lo lắng rằng việc trực tiếp yêu cầu bên kia trả tiền sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ. Với những người khôn khéo họ có cách khơi gợi câu chuyện tài chính để bản thân bạn không cảm thấy ái ngại khi nhắc đến vấn đề này.
Khi trò chuyện với đối phương, bạn có thể nói nhiều hơn các câu chuyện liên quan đến tiền bạc và những khoản chi tiêu gần đây. Điều này nhằm nhắc nhở đối phương rằng tình hình tài chính gần đây của bạn không tốt và họ vẫn còn đang nợ bạn.
Khi thường xuyên thảo luận về chủ đề tiền bạc với đối phương nếu là người nhạy cảm họ sẽ biết rằng bạn đang ám chỉ anh ta cần trả nợ.
Nếu chưa thể trả tiền, anh ta sẽ xin lỗi và giải thích cho bạn lý do tại sao. Ngay cả khi anh ta không thể trả lại tiền ngay lập tức, bạn sẽ nhận được thông tin về thời điểm trả tiền.
2. Thể hiện tình hình khó khăn của bạn
Nếu gợi ý theo câu chuyện trên mà anh ta vẫn thờ ơ, bạn hãy bày tỏ sự khó khăn của mình với một sự đồng cảm để anh ta cần thu xếp tiền để hoàn trả.
Khi đặt vấn đề với người đồng nghiệp vay tiền, trước tiên bạn cần bày tỏ sự khó khăn của mình. Sau đó bạn cần hỏi bên kia về tình hình kinh tế gần đây và nói rằng bạn cũng đang gặp khó khăn và cần tiền gấp.
Ví dụ: Gần đây tôi gặp một số rắc rối. Một người thân trong gia đình tôi bị ốm và cần tiền gấp. Bây giờ tôi khá “kẹt” tiền. Bạn đã mượn tiền của tôi từ tháng trước. Bạn xem dạo này làm ăn có thuận lợi không thì cho trả tôi trước một chút.
Đoạn hội thoại này nhằm cho đối phương biết hoàn cảnh khó khăn của bạn. Thực tế, bạn không muốn đòi tiền ngay nhưng vì hoàn cảnh nên phải sử dụng số tiền này.
Khi nói về những khó khăn của mình, bạn phải tìm cách để đối phương phải có thể cảm nhận và hiểu được. Thông thường khi đã nói như vậy bên kia sẽ trả lại tiền cho bạn nếu họ có tiền. Ngay cả khi không nhận được toàn bộ số tiền, lời đề nghị này cũng giúp bạn giảm một phần tổn thất.
3. Để bên kia trả tiền
Nếu đồng nghiệp của bạn vẫn không chủ động trả tiền theo 2 cách trên, bạn cần dành thời gian của mình để đi mua sắm với họ. Sau đó, bạn cần để bên kia thanh toán hoá đơn.
Ví dụ: Đến trung tâm thương mại để mua đồ với đồng nghiệp, sau đó bạn chọn món đồ tương tự với sồ tiền anh ta đã vay. Khi đó bạn nhờ đối phương thanh toán giúp.
Sau khi anh ta thanh toán hoá đơn, bạn cần tìm cơ hội nói với đồng nghiệp của mình rằng anh ta vẫn nợ bạn. Món đồ này tương tự với số tiền đối phương đã vay nên sẽ bù vào khoản nợ đó.
Phương pháp này đôi khi khiến bạn có thể không thấy thoải mái. Tuy nhiên đồng nghiệp đã trì hoãn việc trả nợ quá lâu. Để tránh tổn thất, bạn chỉ có cách này được xem là tinh tế.
Tóm lại ở nơi làm việc, không phải đồng nghiệp nào bạn cũng đặt trọn niềm tin vào họ. Vì thế để bản thân không phải rơi vào tình huống khó xử, bạn không nên cho những người dưới đây vay tiền:
Người vay tiền có mục đích không chính đáng
Mặc dù người xưa nói với chúng tôi rằng “tá cấp bất tá cùng”, điều đó có nghĩa là bạn có thể cho những người có nhu cầu cấp bách vay tiền nhưng bạn không thể cho những người lười biếng vay tiền.
Nhưng chúng ta cũng cần phân biệt rõ ràng vấn đề “khẩn cấp”. Nếu một người bạn vay tiền để đầu cơ tích trữ, để mua nhà mua xe, để phục vụ nhu cầu vật chất… thì chúng ta không thể cho vay tiền vì rủi ro đi kèm là quá cao.
Người từng bùng nợ
Với những người sử dụng đồng tiền đi vay từ người khác mà không chủ động trả lại đúng hạn, thậm chí là “bùng nợ”, coi như không có gì xảy ra thì nên xem lại nhân phẩm của họ. Dù sau này, họ có thề thốt hay hứa hẹn điều gì thì cũng không nên dễ dàng đặt lòng tin.
Cổ ngữ có câu “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời mà”, cho mượn lần thứ 1 mà chưa trả thì chớ dại dột cho mượn thêm, người ta giựt luôn nguyên cục thì mới hối hận muộn màng.
Người có phẩm hạnh bất chính
Nếu một người vướng vào các tệ nạn xã hội, đối nhân xử thế tệ hại, chứng tỏ phẩm hạnh bất chính, không phải người tử tế hay giữ chữ tín gì cả. Như vậy, cho dù họ có năn nỉ hay cầu xin, hoặc lấy tài sản ra để thế chấp thì cũng nên khéo léo từ chối yêu cầu vay mượn. Giao dịch hay trao đổi với kiểu người này rất dễ dính vào rắc rối.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết