Ung thư trực tràng là một loại ung thư phổ biến trong đường tiêu hóa, xảy ra khi các tế bào trong trực tràng đột biến và phát triển ngoài tầm kiểm soát.
Trực tràng là một đoạn nhỏ của ruột già nối với hậu môn. Trực tràng và ruột già tạo nên toàn bộ cấu trúc của ruột già. Vì trực tràng là một phần của đại tràng, nên ung thư đại tràng và ung thư trực tràng thường được gọi chung là “ung thư đại trực tràng”.
Khoảng 5% dân số sẽ phát triển ung thư trực tràng vào một thời điểm nào đó trong đời. Trong số những người đó, khoảng 11% sẽ dưới 50 tuổi. Nguy cơ ung thư trực tràng tăng theo độ tuổi. Độ tuổi trung bình của những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng là 68, chủ yếu ở nam giới.
Nguyên nhân của ung thư trực tràng hiện vẫn chưa được biết nhưng trong hầu hết các trường hợp, nguy cơ phát triển bệnh tăng theo độ tuổi và hơn 90% người mắc bệnh này được chẩn đoán sau tuổi 50.
Thông thường, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư trực tràng hoặc di truyền hội chứng ung thư có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn. Các yếu tố nguy cơ đã biết khác đối với ung thư trực tràng bao gồm: Ăn kiêng, hút thuốc, sử dụng rượu, lối sống ít vận động, béo phì, tiểu đường, viêm loét đại tràng, polyp đại trực tràng hoặc ung thư các cơ quan khác.
Nhiều bệnh nhân hoàn toàn không biết các dấu hiệu của ung thư trực tràng là gì cho đến khi họ được chẩn đoán. Thực tế, không ít trường hợp được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Mặc dù nhiều trường hợp ung thư trực tràng được chẩn đoán mà bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng có một số triệu chứng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh. Căn bệnh này có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm khi người bệnh tự nhận biết các dấu hiệu ung thư trực tràng, thăm khám sớm và điều trị tích cực.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, bạn nên cân nhắc việc đi khám vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư trực tràng.
1. Thay đổi thói quen đại tiện hoặc đại tiện không tự chủ
Mọi vấn đề từ tiêu chảy đến táo bón, cũng như thay đổi hình dạng phân hoặc thay đổi tần suất đi ngoài đều nên được chú ý. Mọi người thỉnh thoảng gặp phải các vẫn đề về thay đổi thói quen đại tiện, tuy nhiên nếu tần suất gặp tình trạng đó nhiều và kéo dài hơn 3 ngày thì nên chú ý.
2. Đi ngoài ra máu
Có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng phân có máu đỏ tươi nhưng những trường hợp phân đen sẫm màu cũng nên được cân nhắc. Một vài bệnh lành tính khác cũng có khả năng gây ra tình trạng này như polyp, trĩ, hoặc nứt kẽ hậu môn, nhưng nhìn chung, nếu có tình trạng đi ngoài ra máu, đặc biệt là kéo dài thì hãy đi khám.
3. Đau quặn bụng hoặc đau quặn khi đi ngoài
Triệu chứng đau quặn bụng hoặc đau khi đi ngoài cũng có thể là triệu chứng ban đầu của ung thư trực tràng nếu cơn đau đó rất dữ dội.
Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư trực tràng hoặc di truyền hội chứng ung thư có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn.
4. Cảm giác muốn đi ngoài liên tục
Nếu bạn nhận thấy rằng bạn vẫn cảm thấy muốn “đi” sau khi đã đi ngoài, thì đó có thể là do một khối u gây áp lực lên trực tràng của bạn. Vì vậy, nếu tình trạng này xảy ra liên tục, bạn nên được thăm khám kĩ càng hơn để chẩn đoán xem liệu có phải đó là dấu hiệu của bệnh ung thư trực tràng không.
5. Mệt mỏi và suy nhược, giảm cân ngoài ý muốn
Mặc dù đây không phải là những triệu chứng đặc hiệu cho ung thư trực tràng hay là bệnh ung thư nào khác nhưng nếu cơ thể mệt mỏi và suy nhược, giảm cân ngoài ý muốn (3kg/tháng) mà bạn không gặp bất kì nguyên nhân nào khác có thể dẫn đến giảm cân, hãy đi khám.
Với những dấu hiệu trên, khi đi khám, bạn sẽ được bác sĩ thăm dò bằng các xét nghiệm như: Nội soi đại trực tràng, sinh thiết, Chụp Ct, MRI, Siêu âm nội soi.
Việc chẩn đoán sớm bất kì căn bệnh nào cũng đều quan trọng, nhất là với những bệnh ung thư có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu như ung thư trực tràng. Vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể để biết lúc nào thì chúng ta cần sự can thiệp của bác sĩ.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết