Theo các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển, một số người giàu nằm trong top 1% những người có thu nhập cao nhất ít thông minh hơn so với những người đồng niên có mức thu nhập thấp hơn đáng kể.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Linkoping ở Thuỵ Điển đã cân nhắc kết quả kiểm tra từ gần 60.000 nam giới ở độ tuổi 18-19 đã tham gia kỳ kiểm tra nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
“Việc chúng tôi tập trung vào nam giới là vấn đề về tính sẵn có của dữ liệu vì chỉ có nam giới thực hiện bài kiểm tra khả năng liên quan đến nghĩa vụ quân sự”, theo báo cáo của nghiên cứu. Thủ tục nhập ngũ của Thuỵ Điển bao gồm loạt các bài kiểm tra thể chất, tâm lý và trí tuệ mà tất cả nam giới ở độ tuổi 18-19 phải thực hiện.
Họ nhận thấy rằng người có thu nhập cao hơn thường thông minh hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những người có mức thu nhập trung bình hàng năm trên 60.000 bảng Anh (hơn 1,7 tỷ đồng). Ngoài con số này, trí thông minh không tỷ lệ thuận theo mức lương.
Giáo sư Marc Keuschnigg (người đứng đầu nghiên cứu) cho biết: “Điều này cho thấy những người ở vị trí cao nhất có thể đã được hưởng rất nhiều may mắn trên con đường của họ, hoặc được sinh ra trong gia đình có đặc quyền”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí European Sociological Review, đánh giá trí thông minh trên cơ sở rộng hơn so với bài kiểm tra IQ tiêu chuẩn. Bài kiểm tra dành cho đàn ông ở Thuỵ Điển và họ được đặt câu hỏi để xác định kỹ năng logic, khả năng hiểu bằng ngôn ngữ nói, khả năng không gian và khả năng nhận thức.
Điểm tối đa là 9 nhưng trong nhóm 1%, tỷ lệ nam giới đạt đến mức 9 thấp hơn tỷ lệ nam giới đạt điểm cao nhất trong các mức lương thấp hơn.
Hầu hết mức lương thu thập được từ các công dân Thuỵ Điển trong nghiên cứu được coi là mức trung bình và có liên quan tốt với khả năng nhận thức của họ. Hơn nữa, các tác giả nghiên cứu nhận thấy rằng nghề nghiệp (một chỉ báo khác về sự thành công trong công việc) không đại diện cho trí thông minh của một người.
“Sẽ rất thú vị khi biết những người Thuỵ Điển nổi tiếng có thu nhập cao (chẳng hạn 2 thành viên nhóm ABBA là Björn Ulvaeus và Benny Andersson) nằm trong nhóm người thông minh”, giáo sư Keuschnigg nói. “Tôi chắc chắn rằng họ rất thông minh và đã đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống”.
Phát hiện này cho thấy mọi người không thể xác định chính xác liệu một người có phải thiên tài hay không chỉ bằng cách nhìn vào thu nhập của họ.
Có khoảng cách giàu-nghèo đáng chú ý giữa những người lao động thuộc tầng lớp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Tại Mỹ, sự bất bình đẳng về thu nhập này mới chỉ gia tăng trong những năm gần đây. Trong các cuộc tranh luận biện minh cho sự khác biệt về tiền lương, biện pháp bảo vệ phổ biến giữa những người thu nhập cao là chính tài năng độc đáo của họ cho phép họ kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên, ngoài làm việc chăm chỉ, nghiên cứu chỉ ra không có bằng chứng nào cho thấy người có công việc hàng đầu được trả nhiều tiền hơn vì thông minh hơn những người có thu nhập bằng một nửa.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết