Tác động của hiệu ứng lồng chim đối với cuộc sống có hai mặt, mấu chốt nằm ở cách vận dụng nó. Đừng để ‘chiếc lồng chim’ giới hạn cuộc sống của bạn.
Cuộc sống của một người là một quá trình không ngừng học hỏi và trưởng thành. Chỉ khi thấu hiểu bản thân, bạn mới không bước sai đường, chọn sai hướng.
Tâm lý con người phức tạp như đáy biển sâu. Học hỏi và hoàn thiện từng chút một, chúng ta mới tiệm cận với cái tôi hoàn chỉnh nhất. Ai cũng muốn thành công và sống đúng nghĩa, vậy thì trước tiên hãy thấm nhuần 4 hiệu ứng tâm lý này:
1. Hiệu ứng bánh đà
Bạn luôn gặp khó khăn khi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ? Đối mặt với công việc, bạn luôn cảm thấy tinh thần không phấn chấn, hiệu quả làm việc giảm sút, thậm chí có thể mắc chứng lo âu?
Một số người nói rằng đây là một biểu hiện của sự khó khăn khi bắt đầu lại mọi thứ, và lý thuyết về “hiệu ứng bánh đà” sẽ giống với điểm này.
Bánh đà là một thiết bị cơ khí quay được sử dụng để lưu trữ năng lượng quay, thường được sử dụng để cung cấp năng lượng liên tục trong các hệ thống nơi mà các nguồn năng lượng không liên tục.
Sau khi đạt đến một điểm nhất định, trọng lực và động lượng của bánh đà trở thành một phần của động cơ đẩy. Lúc này, bánh đà vẫn sẽ quay nhanh và liên tục trong khi lực tác động vào nó không còn. Năng lượng cần thiết khi bánh đà bắt đầu quay thực chất là sự giãn nở và tích lũy của mỗi lần đột phá.
Như triết gia người Mỹ Benjamin Franklin đã nói: “Nếu có việc gì đó phải làm vào ngày mai, thì tốt nhất nên bắt đầu ngay bây giờ”.
Khi viết một sáng tác, khó nhất là đoạn mở đầu; xây một ngôi nhà, khó nhất là đặt móng; chuẩn bị cho những thử thách mới, vượt qua những khó khăn về tâm lý thì những vấn đề tiếp theo sẽ luôn được giải quyết.
Có người không tin nói rằng: “Dù sao thì mọi việc đều khó lúc đầu, khó đoạn giữa, khó khúc cuối”. Nhưng nếu không chiến đấu hết mình ngay từ đầu, bạn thậm chí sẽ không có cơ hội để nhìn thấy đoạn giữa.
2. Hiệu ứng cây nấm
Bước ra khỏi “vùng an toàn” thật khó.
Nhiều bạn trẻ mới bắt đầu đi làm luôn cảm thấy mình không được coi trọng. Làm những việc lặt vặt, bạn cũng sẽ nhận được không ít lời buộc tội, chỉ trích, thậm chí còn bị phạt, hoặc đơn giản là bị phớt lờ và bỏ mặc cho bản thân tự lo liệu.
Cảm giác tủi thân một mình này giống như cây nấm mọc lặng lẽ trong một góc tối. song nấm sinh trưởng phải trải qua quá trình như vậy, và sự trưởng thành của con người cũng phải trải qua quá trình tương tự.
Cảm giác “mù mịt tương lai” sẽ kéo dài trong suốt “thời kỳ nấm” – nó không được coi trọng cho đến khi cao lớn và khỏe mạnh.
Chỉ bằng cách sử dụng mỗi giây làm việc chăm chỉ bây giờ, chúng ta có thể đánh đổi không hối tiếc cho tương lai.
Mọi sự trì trệ, lo lắng hèn nhát sẽ kéo dài thời gian thành “cây nấm”. Đến cuối cùng, loay hoay rất nhiều nhưng lại bỏ lỡ cơ hội, không thể thay đổi tương lai.
3. Hiệu ứng lồng chim
Năm 1907, nhà tâm lý học người Mỹ William James nghỉ hưu tại Đại học Harvard, và bạn của ông, nhà vật lý Carlson, cũng nghỉ hưu cùng lúc.
Hai học giả tranh luận về một vụ cá cược thú vị. James nói: “Tôi có một kế hoạch chắc chắn sẽ khiến bạn nuôi một con chim”.
Carlson không tin: “Không thể nào, tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc nuôi chim”.
Vì vậy, James đã tặng Carlson một chiếc lồng chim tinh xảo. Kể từ ngày đó, những vị khách đến nhà Carlson luôn quan tâm hỏi anh sau khi nhìn thấy chiếc lồng trống rỗng: “Con chim của anh đâu?”.
Những lời giải thích lặp đi lặp lại của Carlson chỉ khiến các vị khách thêm bối rối. Thời gian trôi qua, Carlson bực mình đến mức không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua một con chim.
Carlson hoàn toàn bị điều khiển bởi “lồng chim” của James, sự tự nhận thức biến mất và kết quả bị người khác thao túng. Vì ai đó đã cho tôi một cái lồng chim, nên tôi đã nuôi một con chim. Đây là hiệu ứng tâm lý “lồng chim”.
Trong cuộc sống của chúng ta, tình huống vô thức bị thao túng bởi những thứ khác cũng là một biểu hiện của hiệu ứng lồng chim.
Nhiều người thường nói muốn “thắt lưng buộc bụng” nhưng vẫn cứ mua những thứ mình không cần. Để tô điểm thêm cho bộ quần áo mới mua hợp thời trang hơn, thường mua thêm những phụ kiện kèm theo.
Tác động của hiệu ứng lồng chim đối với cuộc sống có hai mặt, mấu chốt nằm ở cách vận dụng nó.
Một nhà tâm lý học đã từng nói: Một cuốn sách mở dễ đọc hơn một cuốn sách đóng. Bằng cách này, mọi người sẽ muốn cầm lên và lật qua các trang khi họ nhìn thấy các trang đang mở và việc hình thành thói quen đọc sẽ dễ dàng hơn.
Đừng để “chiếc lồng chim” giới hạn cuộc sống của bạn. Giảm thiểu những thứ không cần thiết và tăng những thứ thật sự có hiệu quả trong cuộc sống, đây là sự giác ngộ thực sự của hiệu ứng lồng chim.
4. Hiệu ứng ngựa hoang
Quản lý cảm xúc là khởi đầu của việc quản lý cuộc sống của bạn.
Trên các đồng cỏ châu Phi có một loại dơi ma cà rồng thường cắn vào chân ngựa hoang để hút máu. Chúng rời đi sau khi hút đầy máu, nhưng rất nhiều con ngựa hoang cũng vì nó hành hạ đến chết.
Theo các nhà động vật học, lượng máu bị dơi hút rất ít, còn lâu mới đủ để gây chết người. Nguyên nhân thực sự gây ra cái chết cho những con ngựa hoang dã này là cơn thịnh nộ và phi nước đại. Phản ứng cảm xúc dữ dội của chúng là nguyên nhân gây ra cái chết ngay lập tức, trong khi dơi ma cà rồng chỉ là một tác động bên ngoài.
Cũng giống như kiểu người dễ mất kiểm soát cảm xúc, họ vì một chuyện vặt vãnh mà nổi cáu, giận dữ, do đó khó làm được việc lớn. Họ thường tự giày vò mình bằng lỗi lầm của người khác, để rồi cuối cùng tự làm hại mình như đàn ngựa hoang này.
Nếu bạn không thể học cách quản lý cảm xúc của mình, cuộc sống của bạn sẽ trở nên mất kiểm soát.
Khi bạn thấy rằng mọi thứ đều không ổn, trước tiên hãy suy nghĩ xem bạn có đang ở trong tình thế khó xử về mặt cảm xúc hay không. Hãy học cách bình tĩnh trong mọi tình huống, vì thật ra mọi chuyện phát sinh đều không nghiêm trọng đến vậy, nó chỉ bị sự đánh mất lý trí phóng đại lên gấp trăm lần mà thôi.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết