Không phải ai cũng gặp may khi bắt đầu khởi nghiệp, và nhiều thương hiệu đã phải cố gắng, thử, và thử lại vô số lần trước khi thành công trong việc tạo ra sản phẩm biến họ thành một tượng đài.
Lego hầu như luôn tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm phục vụ mục đích giải trí cho trẻ em. Nhưng trước khi người sáng lập Lego, Ole Kirk Kristiansen, bắt đầu tạo ra những sáng tạo dựa trên các khối nhỏ của mình, ông là một thợ làm bánh mì và không dám mạo hiểm nhiều. Mặc dù bắt đầu làm đồ nội thất sau cuộc Đại suy thoái, Kristiansen đã chuyển kỹ năng làm mộc của mình sang làm đồ chơi bằng gỗ.
Ông đã chạm khắc những con vật nhỏ bằng gỗ và đồ chơi kéo, bao gồm cả những con vịt gỗ mang tính biểu tượng của công ty. Một bộ Lego vịt bằng gỗ phiên bản giới hạn thậm chí còn được tạo ra để kỷ niệm một phần lịch sử quan trọng này của công ty. Những thử nghiệm ban đầu của ông với đồ chơi bằng nhựa thời kỳ đầu không thực sự tạo ra nhiều hứng thú. Nhưng, may mắn cho hàng triệu người hâm mộ Lego trên toàn thế giới, ông đã kiên trì và những viên gạch lồng vào nhau mà chúng ta biết ngày này cuối cùng đã ra đời.
Sản phẩm đầu tiên do người sáng lập Sony, Masaru Ibuka, là nồi cơm điện. Mục đích của nó khá đơn giản. Ông muốn giúp nhân viên của mình nấu những bữa cơm ngon một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nhưng trên thực tế, nồi cơm điện Sony thuở ban đầu về cơ bản là một cái thùng với các điện cực lồng vào nhau ở phía dưới. Những thứ này được cho là để làm nóng nước và tạo ra cơm dẻo, ngon. Đáng tiếc rằng đó chỉ là kỳ vọng, và nó không hoạt động tốt và đáng tin cậy một chút nào. Tùy thuộc vào loại ngũ cốc được sử dụng hoặc lượng nước được thêm vào, chiếc nồi sẽ nấu ra cháo hoặc gạo còn sống.
Hóa ra, sản phẩm đầu tiên của Sony cũng là thất bại đầu tiên của công ty và chiếc nồi cơm điện này thậm chí không bao giờ được tung ra thị trường. Nhưng sau đó, thương hiệu đã thành công đáng kinh ngạc với thiết bị âm thanh và dòng thiết bị nấu ăn đã bị bỏ rơi. Giờ đây, nó vẫn nằm trong tủ kính của công ty và phục vụ một mục đích mới – một lời nhắc nhở về việc những gì có thể xảy ra nếu bạn không chấp nhận thất bại.
Sẽ rất ngạc nhiên nếu ngày nay, ai đó nói rằng họ không có một sản phẩm nào do Samsung sản xuất ở đâu đó trong nhà. Tập đoàn Hàn Quốc giờ sở hữu một loạt sản phẩm bao gồm tất cả các thiết bị điện tử và thiết bị gia dụng – từ điện thoại di động đến TV và tủ lạnh.
Nhưng ban đầu, tất cả những gì Samsung có chỉ là cá. Rất nhiều cá khô.
Samsung bắt đầu hoạt động vào những năm 1930 với tư cách là một công ty thương mại, bán hàng tạp hóa bao gồm cá khô và mì. Có trụ sở tại Hàn Quốc, công ty khi đó chỉ có hơn 40 nhân viên và không bắt đầu gặt hái được thành công nào cho đến khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ buộc họ phải chuyển đi nơi khác.
Cùng với việc thay đổi cơ sở vật chất, Samsung đã quyết định đa dạng hóa việc cung cấp sản phẩm. Vào những năm 1970, công ty đã thực hiện những bước đầu tiên để trở thành người khổng lồ trong lĩnh vực điện tử như ngày nay, bằng cách đưa tivi ra nước ngoài.
Thợ thủ công, Fusajiro Yamauchi, đã thành lập Nintendo với mục đích ban đầu là để làm và bán thẻ Hanafuda thủ công từ cửa hàng của ông ở Kyoto.
Thẻ Hanafuda (hay thẻ hoa) là một loại thẻ có thể được sử dụng để chơi một số trò chơi khác nhau – mặc dù hầu hết đều liên quan đến trò câu cá. Từ khởi đầu này, phải mất gần một thế kỷ sau đó Nintendo mới bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường trò chơi điện tử, cuối cùng trở thành một thương hiệu được quốc tế công nhận.
Bất chấp thành công phi thường của các hệ máy console và trò chơi máy tính, Nintendo chưa bao giờ từ bỏ hoàn toàn nguồn gốc của mình. Họ vẫn tiếp tục sản xuất thẻ Hanafuda ở Nhật Bản.
Công ty Phần Lan này có lẽ được biết đến nhiều nhất với điện thoại di động, khi đã thống trị thị trường vào cuối những năm 90. Sức hấp dẫn không thể chối cãi của game Snake II và những bản nhạc chuông mang tính biểu tượng của nó đã củng cố vị trí của Nokia trong lịch sử ngành điện tử. Mặc dù, họ thực sự là một công ty đa quốc gia lớn với nhiều loại sản phẩm bao gồm mặt nạ phòng độc, lốp ô tô và radio.
Tuy nhiên, những đổi mới công nghệ này có vẻ hơi khác xa so với điểm xuất phát ban đầu. Quay trở lại những năm 1860, người sáng lập công ty, Fredrik Idestam, bắt đầu thành lập công ty với một nhà máy bột giấy và chủ yếu sản xuất các cuộn giấy vệ sinh mang nhãn hiệu Nokia.
Không phải tất cả các thương hiệu gia dụng đều thay đổi hướng đi sau khi sản phẩm của họ thất bại. Trên thực tế, những chiếc khung dệt tự động mà Toyota sản xuất trong những ngày đầu tiên của họ là những khung dệt tiên tiến nhất hiện có khi đó. Công nghệ này tiên tiến đến nỗi vào năm 2007, các mẫu máy dệt tự động của họ đã được đăng ký tại Nhật Bản như một “thành tựu mang tính bước ngoặt”.
Mặc dù cỗ máy ấn tượng này đã tạo nên nền tảng thành công của Toyota, nhưng phải gần một thập kỷ sau họ mới bắt đầu chuyển sang sản xuất xe hơi. Và còn lâu hơn nữa trước khi ‘Toyota Motors’ đưa chiếc xe đầu tiên của họ vào sản xuất.
Ngày nay, cái tên Colgate đồng nghĩa với kem đánh răng và đây có lẽ là nhãn hiệu phổ biến nhất trên thế giới trong lĩnh vực này. Nhưng người sáng lập công ty, William Colgate, một người Anh, đã không quan tâm đến răng khi ông thành lập công ty của mình.
Trên thực tế, Colgate lần đầu tiên sản xuất xà phòng và đồ vệ sinh cá nhân bằng mỡ bò. Ngay cả khi công ty bắt đầu sản xuất kem đánh răng, nó vẫn có một điểm khác biệt đáng kể so với các sản phẩm Colgate mà bạn thấy trên các kệ siêu thị ngày nay.
Trong những ngày đầu, kem đánh răng Colgate được đóng gói trong lọ thủy tinh nhỏ thay vì ống cao su. Nó được gọi là kem đánh răng ‘thơm’ và phù hợp hơn với loại nước hoa tạo nên phần lớn dòng sản phẩm của họ. Mãi đến năm 1896, dòng sản phẩm này mới xuất hiện dưới hình dạng phổ biến ngày nay.
Apple đã khuyến khích chúng ta ‘nghĩ khác’ trong nhiều thập kỷ với tư cách là một trong những công ty máy tính, điện thoại hàng đầu thế giới. Ngày nay, họ được biết đến với các thiết bị điện tử kiểu dáng đẹp, thời trang, sở hữu cấu hình mạnh mẽ bên trong một thiết kế tối giản.
Nhưng, sản phẩm đầu tiên của hai Steves (những người sáng lập công ty Steve Jobs và Steve Wozniak) lại là một ‘Blue Box’. Thiết bị này được sử dụng để gọi điện thoại đường dài miễn phí. Mặc dù cặp đôi này sớm chuyển sang một mô hình kinh doanh bền vững hơn (sản xuất máy tính Apple), Steve Jobs đã từng nói rằng nếu không có những “chiếc hộp màu xanh” đó thì “sẽ không có Apple ngày nay”.
Tham khảo Bored Panda
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết