Bạn chuẩn bị cưới hay mới cưới, nhưng lại không biết nên quản lý tài chính ra sao trong khi có quá nhiều lời khuyên bên ngoài? Bài viết này chính là những gì bạn cần biết!
Tiền có thể là vấn đề gây căng thẳng khi bạn độc thân, nhưng thậm chí nó còn có thể căng thẳng hơn khi bạn lập gia đình.
Bạn tự hỏi nên kết hợp mọi thứ vào một tài khoản chung duy nhất hay vẫn giữ tài chính riêng biệt như trước khi kết hôn? Ai sẽ là người chi trả cho những khoản chi tiêu nào?
Đã xa rồi thời một túp lều tranh hai trái tim vàng, thay vào đó, việc đảm bảo tài chính tốt đẹp trong một gia đình sẽ đóng góp phần lớn vào hạnh phúc hôn nhân của gia đình đó.
Cãi nhau về vấn đề tiền bạc là điều tồi tệ nhất và thật không may, đó là điều thường xảy ra ở hầu hết các cặp vợ chồng mỗi tuần. Có cách nào để thành thật với bạn đời của bạn về tiền bạc mà không cảm thấy quá căng thẳng?
Bằng cách cởi mở với bạn đời của bạn về tài chính và cùng nhau phát triển một hệ thống quản lý tiền bạc, bạn không chỉ có thể duy trì mối quan hệ vợ chồng của mình ở trạng thái tốt mà còn củng cố mối quan hệ này ngày một tốt hơn.
Mặc dù mọi mối quan hệ đều khác nhau, nhưng đây là 6 mẹo để quản lý tiền bạc với chồng/vợ của bạn một cách tích cực và hiệu quả.
1. Hãy cởi mở về tình trạng tài chính hiện tại của bạn
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để quản lý hiệu quả tiền bạc với vợ hoặc chồng mình là cởi mở và trung thực nhất có thể về tình trạng tài chính hiện tại của mình.
Hãy cho bạn đời của bạn biết về các khoản nợ, khoản vay, lịch sử tín dụng, thói quen chi tiêu và mục tiêu tài chính trong tương lai của bạn.
Cách này có thể giữ cho việc cả hai người sẽ chia sẻ trung thực cũng như không có bất ngờ không mong muốn nào trong tương lai.
Việc chia sẻ quan điểm của bạn về tiền bạc sẽ giúp các bạn hiểu được lịch sử chi tiêu của nhau và tìm ra những giải pháp cho việc chi tiêu không hợp lý của cả hai cũng như những lĩnh vực mà bạn có thể cùng nhau phát triển.
Đừng e dè hay cảm thấy không an toàn, cả hai bạn đều đang học hỏi và bạn càng cởi mở thì bạn càng có thể học cùng đối phương một cách tốt hơn.
Nếu bạn đang lên kế hoạch quản lý tài chính cùng với bạn đời, đây càng không phải là thời điểm để giữ bí mật. Bạn sẽ cần chia sẻ mọi điều trong thói quen chi tiêu của bạn.
Nếu bạn biết mình có xu hướng chi tiêu quá mức khi căng thẳng – thì cũng đừng ngại ngần chia sẻ với chồng hoặc vợ của bạn.
2. Đặt ra mục tiêu chung cho cả hai
Nói về chi phí hàng tháng và khoản nợ của bạn đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy hơi nặng nề. Nhưng có một phần rất thú vị của việc quản lý tiền bạc như một cặp vợ chồng là những mục tiêu chung của cả hai.
Các mục tiêu này có thể là ngắn hạn, dài hạn hoặc bất kỳ “thời hạn” nào mà bạn cảm thấy hứng thú.
Ví dụ như là trả hết nợ, cùng nhau đi du lịch hay mua thêm một vài món đồ mới hay thay thế những món đồ nội thất cũ cho ngôi nhà của hai bạn. Hay bạn muốn nghỉ hưu sớm? Ra nước ngoài định cư? Thay đổi nghề nghiệp? Cải tạo lại nhà cửa? Báo hiếu bố mẹ hai bên?…
Hãy đặt mục tiêu về những dự định bạn muốn thực hiện với bạn đời, việc này không chỉ giúp bạn hoạch định tương lai mà còn giúp hai bạn tiết kiệm cùng nhau.
Cùng nhau phát triển và hướng tới mục tiêu chung có thể giúp củng cố mối quan hệ của bạn và biến mục tiêu thành hiện thực nhanh hơn.
3. Tài khoản chung hay riêng?
Mở tài khoản ngân hàng chung là một ý tưởng tuyệt vời khi bạn quyết định chia sẻ tài chính và đây là bước mà nhiều cặp vợ chồng đã kết hôn lựa chọn sau khi về chung một nhà.
Tuy nhiên, việc trao quyền kiểm soát tất cả tiền bạc của bạn cho người khác không chỉ có thể gặp rủi ro mà còn gây ra những cuộc chiến không thể tránh khỏi.
Do vậy hãy cân nhắc việc mở một tài khoản dùng chung và vẫn giữ một tài khoản riêng để chi tiêu cho những việc cá nhân không liên quan đến bạn đời của mình.
Điều này có thể đảm bảo các bạn sẽ cùng nhau hướng tới những mục tiêu chung nhưng vẫn có không gian riêng của mình, giúp bạn cởi mở về tiền bạc, đồng thời cũng giữ lại cá tính riêng và khả năng kiểm soát tài chính của mỗi người.
4. Thiết lập và theo dõi một ngân sách chung
Quyết định số tiền bạn sẽ chi tiêu cho những việc hàng ngày như ăn uống, mua sắm, hai bên gia đình, chăm sóc sức khỏe của cả hai, … không chỉ có thể giúp bạn đi đúng hướng với số tiền tiết kiệm của mình mà còn có thể giúp bạn tránh được những cuộc tranh cãi về tiền bạc.
5. Phân chia trách nhiệm tài chính của bạn
Một cách khác để đảm bảo rằng việc chia sẻ tài chính luôn suôn sẻ và không gây tranh cãi là chia sẻ trách nhiệm tài chính của mỗi người. Ai sẽ thanh toán hóa đơn điện nước, phí dịch vụ, tiền thuê nhà, …
Hãy rõ ràng về việc ai trả tiền – và ai hỗ trợ – mỗi hóa đơn có thể giúp bạn tìm ra đâu là công bằng và ai là người chịu trách nhiệm về mỗi hóa đơn.
Điều này có thể giúp giảm thiểu các khoản việc thanh toán chậm các hóa đơn cũng như giúp cả hai có trách nhiệm hơn trong việc chi tiêu và đóng góp cho gia đình.
6. Thay đổi kế hoạch tài chính theo từng giai đoạn
Sau khi bạn phát triển một hệ thống thì mọi thứ sẽ dễ dàng quản lý hơn rất nhiều. Nhưng hãy luôn nhớ, các khoản sinh hoạt phí, thu nhập và mục tiêu của bạn cũng có thể thay đổi ở mỗi giai đoạn cuộc đời vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo kế hoạch tài chính của bạn vẫn đang đi đúng hướng.
Quản lý tiền bạc như một cặp vợ chồng có thể sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn. Nhưng nếu bạn tập trung vào việc chia sẻ cởi mở, trung thực và thường xuyên cũng như ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng xảy ra, bạn sẽ thấy rằng chúng không quá khó khăn.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết