Chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Khoản 1, Khoản 3, Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập quy định, tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: Mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Năm học được quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.
Bà Lương Thị Cẩm Nhung (Bình Thuận) hỏi, tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học là tổng tiền lương các tháng theo biên chế năm học từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề bao gồm mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có); trong đó, tiền lương một tháng được tính theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC là khoản tiền lương sau khi đã trừ các khoản đóng góp BHXH, BHYT và BHTN hay là không trừ?
Đối với trường hợp giáo viên nghỉ hưu hoặc nghỉ việc trước tháng 6 của năm liền kề thì công thức tính tổng tiền lương 12 tháng được quy định như thế nào? Giáo viên nghỉ hưu trước tuổi do không hoàn thành nhiệm vụ thì có được đơn vị phân công dạy thêm giờ không?
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, cụ thể như sau:
Tiền lương 1 giờ dạy = (Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học/ Định mức giờ dạy một năm) x (Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)/ 52 tuần)
Theo đó, tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo bao gồm: Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học là tổng tiền lương các tháng theo biên chế năm học từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề bao gồm mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có); trong đó, tiền lương một tháng được tính theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC sau khi đã trừ các khoản đóng góp BHXH, BHYT và BHTN của nhà giáo theo quy định.
Tổng tiền lương 12 tháng trong năm học là tổng tiền lương các tháng theo biên chế năm học được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề. Đối với trường hợp giáo viên nghỉ hưu hoặc nghỉ việc trước tháng 6 của năm liền kề thì tổng tiền lương 12 tháng bao gồm tiền lương các tháng trước khi nghỉ hưu hoặc nghỉ việc và tiền lương các tháng nghỉ hưu.
Việc phân công giáo viên giảng dạy trong nhà trường do Hiệu trưởng thực hiện theo quy định. Nếu có thắc mắc, bà Lương Thị Cẩm Nhung cần trao đổi với Hiệu trưởng để được biết lý do phân công giáo viên giảng dạy trong nhà trường.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết