Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, thêm một ca sốt xuất huyết tử vong, nâng số ca sốt xuất huyết tử vong lên 11 ca.
Thông tin trên từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), hiện số ca sốt xuất huyết tử vong từ đầu năm đến nay là 11 trường hợp. Trong tuần 26 (từ ngày 24/6 đến 30/6), thành phố ghi nhận 2.428 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 158 ca (6,9%) so với trung bình 4 tuần trước.
Số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.
Cụ thể, số ca bệnh sốt xuất huyết trong tuần 26 tiếp tục tăng cao ở 15/22 quận huyện, TP.Thủ Đức (trừ quận 1, quận 4, quận 5, quận 6, quận 8, quận 12, Phú Nhuận). Các quận, huyện có số ca bệnh tăng là Cần Giờ và Nhà Bè.
Tính từ đầu năm đến tuần 26, thành phố ghi nhận 21.750 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng là 346 ca.
Theo HCDC, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Sốt xuất huyết có thể lây lan thành dịch. Bệnh có 4 tuýp là DEN- 1, DEN- 2, DEN- 3, DEN- 4.
Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Huy Luân, Trưởng phòng khám Nhi – Tiêm ngừa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, bình thường sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng nhiều ở mùa mưa, bệnh tập trung nhiều ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người lớn.
Tại TP.HCM ghi nhận 50% bệnh nhân là trẻ em.
TS Luân cho biết sốt xuất huyết chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sốt đột ngột, sốt cao, sốt liên tục, khó đáp ứng với hạ sốt. Nếu cảm cúm thông thường khi ta dùng thuốc xong hạ sốt giảm nhanh và sau đó 1 khoảng thời gian mới sốt trở lại nhưng sốt xuất huyết uống hạ sốt cũng giảm rất ít và lại sốt trở lại.
Từ 1 đến 3 ngày đầu người bệnh đau nhức mình mẩy, đau cơ, xung huyết ở niêm mạc mắt. Từ ngày thứ 3 có thể chảy máu chân răng.
Giai đoạn 2 là giai đoạn nguy hiểm từ 3 đến ngày 6. Cơ thể có thể giảm sốt tuy nhiên một số người vẫn còn sốt vào giai đoạn này. Lúc này, các dấu hiệu xuất huyết dần xuất hiện từ nhẹ đến nặng với những biểu hiện rất đa dạng do tiểu cầu giảm.
Bệnh nhân có thể bị sốc với biểu hiện li bì, mệt mỏi, kém chơi, đau bụng, tay chân lạnh, vã mồ hôi, xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi. Người nhà cần theo dõi bệnh nhân sát sao để đi viện kịp thời.
Giai đoạn phục hồi hết sốt, ăn uống khá hơn, đi tiểu nhiều hơn.
Khi bị sốt xuất huyết 3 ngày đầu điều trị chỉ chăm sóc như nhiễm siêu vi thông thường là theo dõi và phát hiện triệu chứng nặng. Dùng hạ sốt paracetamol với 10 – 15 mg/kg cân nặng. Dùng 6mg/ngày. Không sử dụng aspirin và ibuprofen trong giai đoạn này nếu bạn sốt.
BS Luân cho biết nhiều người thấy sốt không hạ sử dụng ibuprofen không tốt làm tình trạng xuất huyết nặng nề hơn.
Cần cho người bệnh uống nước nhiều hơn nước lọc hoặc orezol. Bù nước tốt sẽ tránh được các biến chứng ở giai đoạn nguy hiểm.
Ở giai đoạn đầu triệu chứng giống sốt siêu vi thông thường nên dễ bỏ qua triệu chứng biến chứng nặng. Nếu thấy trẻ li bì, ói nhiều, than mệt, tay chân lạnh, nổi ban ngoài da, chấm xuất huyết nổi nhiều bạn cần bệnh viện khám ngay.
Điều trị sốt xuất huyết, bác sĩ Luân cho biết là điều trị triệu chứng, tùy theo mức độ bệnh của từng người. Bác sĩ điều trị hạ sốt, bù nước, cho ăn đồ lỏng. Khi có biểu hiện sốc thì trẻ sẽ được truyền dịch bù điện giải.
Bác sĩ Luân lưu ý trong đợt dịch sốt xuất huyết này chúng ta cố gắng phòng bệnh là không có muỗi đốt. Nên mặc quần áo dài tay, thoa kem chống muỗi, ngủ màn. Buổi chiều tối nên thoa kem vì lúc này muỗi ra nhiều.
Bạn cần triệt tiêu đường đẻ trứng của muỗi, bỏ các vật chứa nước trong nhà, phát quang để muỗi không có chỗ đẻ trứng.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết