Nếu bạn đã bị nhiễm COVID-19 một lần, bạn vẫn có thể bị tái nhiễm với các biến thể mới hoặc chính loại virus COVID-19 mà bạn nhiễm khi miễn dịch của cơ thể giảm. Sự xuất hiện của biến thể BA.5 khiến nhiều người lo lắng hơn về nguy cơ tái nhiễm.
Theo báo cáo dịch tễ hàng tuần mà WHO vừa gửi đến các cơ quan báo chí rạng sáng 7-7 (giờ Việt Nam), đã có thêm 4,6 triệu ca Covid-19 được ghi nhận trên toàn thế giới trong tuần lễ thống kê vừa qua (từ ngày 27-6 đến ngày 3-7). Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, như vậy số ca Covid-19 toàn cầu đã tăng gần 30% chỉ trong 2 tuần.
Về tỉ lệ các biến chủng/biến chủng phụ, WHO đã thay đổi cách thống kê: Các dòng phụ của Omicron được tách ra, thống kê ngang hàng với Delta và các biến chủng chưa xác định thay vì tính như “con” của Omicron.
Theo cách thống kê mới này, biến chủng phụ BA.5 Omicron đã cho thấy nó chính thức trở thành dòng “thống trị” toàn cầu với tỉ lệ tăng vọt từ 37% lên 52% trên số trình tự gien được tổng hợp về cơ sở dữ liệu GISAID.
Khi các chủng COVID-19 mới xuất hiện, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nói rằng việc tái nhiễm và nhiễm COVID-19 đột phá sẽ trở nên phổ biến một cách “bình thường” hơn.
1. Tái nhiễm COVID-19 là gì?
Tái nhiễm COVID-19 được hiểu là trường hợp người bệnh mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, sau đó lại nhiễm lại.
Theo TS.BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM cho rằng, việc tái nhiễm COVID-19 trong một thời gian ngắn sau khi mắc là hoàn toàn có thể xảy ra vì người bệnh có thể nhiễm hai biến chủng khác nhau chẳng hạn như từng mắc COVID-19 chủng Delta và sau đó là nhiễm biến chủng Omicron.
Kelly Gebo, MD, MPH, giáo sư y khoa tại Johns Hopkins Medicine cho biết: “Có khả năng hầu hết tất cả chúng ta sẽ bị nhiễm virus tại một thời điểm nào đó vì có những biến thể mới phát triển và tình trạng tái nhiễm COVID-19 xảy ra khi khả năng miễn dịch của mọi người suy yếu – tương tự như các loại virus khác”.
Đồng quan điểm với GS.Gebo, Julie Parsonnet, MD, giáo sư về dịch tễ học và sức khỏe dân số tại Đại học Stanford cho biết: “Việc tái nhiễm có thể sẽ trở nên ngày càng nhẹ hơn. Hoặc giống như bệnh cúm, chúng có thể thay đổi theo từng đợt”.
2. Bạn có thể bị tái nhiễm COVID-19 nếu đã tiêm mũi nhắc lại không?
Theo Scott Weisenberg, MD, phó giáo sư y khoa lâm sàng tại Trường Y NYU Grossman cho biết, bạn có thể bị tái nhiễm COVID-19 ngay cả khi bạn đã từng nhiễm và khỏi bệnh một lần, bao gồm cả việc bạn tiêm đầy đủ các mũi nhắc lại.
PGS.Weisenberg cho biết: “Kể từ khi có Omicron và tất cả các biến thể mới, việc tái nhiễm trùng trở nên phổ biến hơn bất chấp tình trạng nhiễm trùng hoặc tiêm chủng trước đó của mọi người”. Nhưng tín hiệu đáng mừng là việc tiêm chủng các mũi nhắc lại đầy đủ sẽ giúp bạn tránh khỏi các triệu chứng nghiêm trọng, giảm nguy cơ nhập viện và rút ngắn thời gian âm tính trở lại hơn.
Hay nói cách khác, bạn cần nhớ rằng đối với việc tái nhiễm thì tiêm chủng đầy đủ không có nhiều khả năng bảo vệ lâu dài để chống lại – vì thế việc tiêm đầy đủ các mũi nhắc lại là cần thiết. Nhất là khi các biến thể của Omicro đang diễn biến phức tạp hơn – cụ thể là với biến chủng BA.5.
Khi cuộc sống bình thường hóa trở lại, việc mọi người tiếp xúc với nhau không có khẩu trang và các biện pháp bảo vệ dần trở nên phổ biến hơn điều này dẫn tới tỷ lệ tái nhiễm cũng cao hơn.
3. Bạn có thể bị tái nhiễm Covid-19 bao nhiêu lần?
Không thể nói chính xác số lần một người có thể bị tái nhiễm với COVID-19, nhưng các chuyên gia đồng ý rằng không có giới hạn. Tái nhiễm cũng có thể xảy ra nhiều hơn một lần mỗi năm.
GS.Gebo cho biết nếu virus COVID-19 tiếp tục đột biến và thay đổi, mọi người có thể tiếp tục tiếp xúc với các biến thể mới và bị nhiễm lại.
PGS.Weisenberg nói rằng việc một người có bị tái nhiễm hay không phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm sức mạnh của hệ miễn dịch (đặc biệt là từ các lần nhiễm trùng trước đó bởi các biến thể khác nhau) và liệu họ có cập nhật về việc tiêm chủng nhắc lại hay không.
Vậy miễn dịch kéo dài (tồn tại) bao lâu sau khi nhiễm COVID-19?
Theo CDC, phản ứng miễn dịch sau khi nhiễm COVID-19 phải tiếp tục bảo vệ ít nhất 50% chống lại sự tái nhiễm trong một đến hai năm sau lần nhiễm hoặc tiêm chủng ban đầu ( 1 ).
PGS.Weisenberg cho biết trong khi dữ liệu của CDC và các nghiên cứu quan sát khác đã gợi ý rằng miễn dịch tự nhiên sẽ giúp bảo vệ con người chống lại sự tái nhiễm COVID-19 trong ít nhất sáu tháng, khung thời gian đó phụ thuộc vào các biến thể mới và trong tương lai sẽ tác động như thế nào.
Thời gian đáp ứng miễn dịch cũng khác nhau ở mỗi người. GS.Gebo nói rằng một người bị ức chế miễn dịch có khả năng bị nhiễm virus nhiều lần hơn vì cơ thể của họ không thể đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ.
4. Tái nhiễm COVID-19 có khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn không?
GS.Gebo nói rằng các trường hợp tái nhiễm có thể nhẹ hơn hoặc ít nghiêm trọng hơn so với lần nhiễm COVID-19 trước đó do tiêm chủng và mức độ miễn dịch cao hơn. Nói cách khác, nếu bạn đã được tiêm phòng và bị nhiễm COVID-19 thì bạn có xu hướng gặp ít triệu chứng hơn những người không được tiêm chủng và bị bệnh.
Tuy nhiên, PGS.Weisenberg nói rằng một số người có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn vào lần thứ hai, thứ ba hoặc thậm chí thứ tư. Những trường hợp đó phụ thuộc vào các biến số như biến thể mà họ mắc phải, số lượng virus mà họ tiếp xúc, mức độ miễn dịch của họ với một biến thể cụ thể khi tiếp xúc, nếu khả năng miễn dịch chống lại COVID=19 suy yếu và sức khỏe của họ tại thời điểm đó.
Một lần nữa, PGS. Weisenberg nhấn mạnh rằng vaccine vẫn là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết