Ít giờ trước, tờ The Telegraph của Anh mới đây đã tiết lộ rằng trong chiến dịch ở Ukraine, phía Nga đã sử dụng các vũ khí và khí tài quân sự do nhiều nước NATO sản xuất.
Dẫn lại một phân tích của tổ chức Investigate Europe vào ngày 17/3, The Telegraph cho biết rằng các lực lượng Nga đã sử dụng vũ khí do Pháp và Đức sản xuất và xuất khẩu ở Ukraine – điều tương tự cũng đã được các bên điều tra độc lập ra kết luận.
Bất chấp quyết định cấm vận vũ khí được Liên minh Châu Âu (EU) áp đặt vào năm 2014 liên quan tới sự kiện Nga sáp nhập Crimea – 10 quốc gia thành viên EU vẫn tiếp tục cung cấp cho Moscow số thiết bị quân sự trị giá 346 triệu Euro trong giai đoạn 2015-2020.
Đáng chú ý là 44% trong số đó đến từ Pháp và 35% từ Đức – các quốc gia còn lại là Ý, Áo, Bulgaria, Séc, Slovakia, Phần Lan, Tây Ban Nha và Croatia.
Cụ thể hơn số thiết bị được Pháp cung cấp cho Nga được phân loại là “bom, rocket, ngư lôi, tên lửa và vật liệu nổ” và “thiết bị hình ảnh, máy bay cùng các thành phần của chúng…”.
Báo cáo của Investigate Europe cũng trích bài viết ngày 14/3 của tổ chức điều tra phi chính phủ “Disclose” (Pháp) cho biết các mặt hàng xuất khẩu của Paris cũng bao gồm camera ảnh nhiệt cho hơn 1.000 xe tăng Nga, hệ thống định vị và máy dò hồng ngoại cho máy bay và trực thăng.
Một số trong những khí tài quân sự nói trên hiện đang được sử dụng tích cực ở mặt trận Ukraine – báo cáo cho biết.
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72, T-80 và T-90 của Nga được trang bị camera ảnh nhiệt CATHERINE-FC và XP sản xuất bởi Thales Optronique (Pháp).
Các mặt hàng xuất khẩu của Đức sang Nga bao gồm tàu phá băng, súng trường và các phương tiện “bảo vệ đặc biệt”.
Với tuyên bố rằng mình không vi phạm lệnh cấm vận, Pháp và Đức lập luận dựa trên một loạt sơ hở của lệnh cấm vận.
Paris thì tuyên bố rằng các mặt hàng xuất khẩu nằm trong các hợp đồng đã ký trước lệnh cấm vận còn Berlin thì cho rằng các thiết bị mà họ bán là “các mặt hàng lưỡng dụng” và người Đức nhận được đảm bảo của người Nga rằng chúng sẽ được sử dụng cho mục đích dân sự.
Được biết vào ngày 8/4, EU đã quyết định đóng các “lỗ hổng” nói trên bằng gói trừng phạt mới đối với hàng hóa và công nghệ lưỡng dụng cũng như “các hàng hóa công nghệ có thể giúp Nga nâng cấp trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh của mình”.
Lực lượng đặc biệt của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) hiện đang trang bị số lượng chưa xác định súng trường tấn công MR-308 (Đức), súng ngắn Glock 17 và súng bắn tỉa Steyr SSG 04 (Áo).
Lifehub tổng hợp