Thứ Sáu, 01/07/2022
  • Về chúng tôi
  • Điều khoản & Chính sách
  • Quảng cáo
  • Liên hệ
Chia sẻ kiến thức & kỹ năng sống | Cập nhật tin tức 24h | Tin nhanh
  • News
  • Lifestyle
    • Sống Khỏe
    • Thời Trang
  • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
    • Sao
  • Family
    • Yêu
    • Phụ Nữ
    • Vợ Chồng
    • Nuôi Dạy Trẻ
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Review
    • Ẩm Thực
    • Du Lịch
  • Thế Giới
  • LifeHub 360
    • Bạn Có Biết
    • How To
    • Thủ Thuật
  • Công nghệ
  • Video
No Result
View All Result
  • News
  • Lifestyle
    • Sống Khỏe
    • Thời Trang
  • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
    • Sao
  • Family
    • Yêu
    • Phụ Nữ
    • Vợ Chồng
    • Nuôi Dạy Trẻ
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Review
    • Ẩm Thực
    • Du Lịch
  • Thế Giới
  • LifeHub 360
    • Bạn Có Biết
    • How To
    • Thủ Thuật
  • Công nghệ
  • Video
No Result
View All Result
Chia sẻ kiến thức & kỹ năng sống | Cập nhật tin tức 24h | Tin nhanh
No Result
View All Result
Trang chủ News/Trend

Một số kịch bản trong 3 – 7 năm tới mà châu Âu sẽ phải đối mặt sau cuộc chiến ở Ukraine

Giao Linh
28 Tháng Năm, 2022
A A
8
SHARES
786
VIEWS
FacebookTwitterPinterestEmail

Tương lai châu Âu sẽ có liên hệ mật thiết với kết quả cuộc chiến ở Ukraine. Dưới đây là một số kịch bản có thể xảy ra trong cuộc xung đột này và những tương lai khác nhau mà châu Âu sẽ đối mặt.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng cuộc chiến ở Ukraine đang gây tổn thất cho Nga

Nga phải tìm đến smartphone của Trung Quốc cho thấy tác động của cuộc chiến với Ukraine đến thị trường tiêu dùng là không nhỏ

Căng thẳng Nga – NATO bị đẩy lên mức cao hơn từ cuộc chiến với Ukraine

Cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc khủng hoảng ở châu Âu, thách thức trực tiếp trật tự an ninh thế giới. Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine khiến phương Tây có thể phải đánh giá lại chiến lược của mình, đó là thay vì lựa chọn Trung Quốc là thách thức dài hạn thì hiện nay, Mỹ và các đồng minh sẽ phải đối phó với Nga cùng lúc. Mỹ đang can dự sâu hơn vào châu Âu bất chấp việc cần cân bằng lực lượng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thay vì tập trung vào Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, giờ đây các lực lượng của Mỹ sẽ phải chia đều trên 2 mặt trận.

Ngoài ra, cấu trúc an ninh châu Âu cũng thay đổi khi Phần Lan và Thụy Điển quyết định gia nhập NATO, điều tưởng như không thể xảy ra cách đây 1 năm. Cuộc chiến ở Ukraine không chỉ làm thay đổi trật tự châu Âu mà còn làm thay đổi kiểu đối đầu với Nga kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Chiến tranh Nga – Ukraine cũng yêu cầu NATO phải suy nghĩ lại về chiến lược dài hạn, lập trường và sự hiện diện của mình. Phương Tây cần một chiến lược để chuẩn bị cho sự đối đầu chiến lược có thể kéo dài trong hàng thập kỷ cũng như sắp xếp lại về những chính sách tương lai với Nga.

Những kịch bản tương lai châu Âu trong 3 – 7 năm nữa sau cuộc chiến ở Ukraine

Một số nhà quan sát cho rằng, khoảng cách về khả năng quân sự trong cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy NATO và EU chưa được chuẩn bị để phản ứng trước khủng hoảng. Điều đó tức là châu Âu sẽ hướng tới xây dựng các cơ chế để phản ứng hiệu quả hơn trước những thách thức an ninh, sắp xếp chính sách quốc phòng để bổ sung cho NATO, lấp đầy khoảng trống lãnh đạo và đảm bảo Anh sẽ hợp tác sâu sắc hơn với các cơ sở hạ tầng an ninh của châu Âu, vượt qua những chia rẽ hậu Brexit.

Mỗi kịch bản một tương lai

Tương lai châu Âu sẽ có liên hệ mật thiết với kết quả cuộc chiến ở Ukraine. Dưới đây là một số kịch bản có thể xảy ra trong cuộc xung đột này và những tương lai khác nhau mà châu Âu sẽ đối mặt.

Cuộc chiến lớn hơn ở châu Âu: Sự can dự ngày càng sâu của phương Tây vào cuộc chiến ở Ukraine cũng như những tuyên bố cứng rắn của Nga đã khiến cuộc xung đột này có nguy cơ lan thành một cuộc chiến giữa Nga và NATO. Ngày 23/5, Mỹ và hơn 20 quốc gia nhất trí cung cấp các gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trong đó có việc hỗ trợ về vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác. Mới đây, Đan Mạch cho biết nước này đang chuẩn bị chuyển bệ phóng và đạn tên lửa Harpoon cho Ukraine – tên lửa với tầm bắn có thể đe dọa Nga ở phía Bắc Biển Đen. Hàng loạt nước châu Âu khác như Cộng hòa Séc, Italy, Hy Lạp, Na Uy, Phần Lan cũng cam kết hỗ trợ quân sự Ukraine từ trực thăng, xe tăng, cho đến pháo và đạn dược. Trong khi đó, Nga cảnh báo việc phương Tây bơm vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa và khiến xung đột lan rộng.

Nga giành chiến thắng: Ở viễn cảnh này, Ukraine có thể vẫn có sự độc lập nhưng sẽ phải chấp nhận những yêu cầu của Nga và tham gia vào những cấu trúc do Nga dẫn đầu, chẳng hạn như Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) thay vì NATO. Châu Âu sẽ chia rẽ như thời kỳ căng thẳng nhất trong Chiến tranh Lạnh. Chiến thắng của Nga trước Ukraine sẽ tác động sâu sắc đến những nước từng thuộc Liên Xô. Khi đó, NATO lo ngại, các nước thành viên giáp với Nga như Ba Lan, Romania và Bulgaria cùng với 3 nước Baltic sẽ đặc biệt dễ bị tấn công.

Chiến tranh kéo dài: Trong kịch bản này, chiến tranh sẽ kéo dài một vài năm với 2 bên đều đạt được thành quả và chịu tổn thất nhưng không có chiến thắng quyết định. Kết quả này sẽ dẫn đến tình trạng xung đột gần như liên tục ở châu Âu và luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột leo thang. Thương vong của cả 2 bên sẽ tiếp tục gia tăng. Phương Tây sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine nhưng tình trạng quan hệ giữa Ukraine và các tổ chức phương Tây vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, sức ép trong nước với điện Kremlin cũng sẽ gia tăng khi xung đột kéo dài đem theo những tác động về kinh tế – xã hội.

Xung đột cường độ thấp: Ở kịch bản này, có thể Nga sẽ tuyên bố chiến thắng, rút quân khỏi hầu hết Ukraine nhưng sẽ củng cố lực lượng tại Crimea và các nước Cộng hòa nhân dân tự xưng như Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR). Những cuộc giao tranh không thường xuyên sẽ tiếp diễn, tương tự như trong khoảng thời gian từ 2015 – 2021. Những vấn đề cơ bản trong các mối quan hệ vẫn sẽ chưa được giải quyết. Chiến tranh sẽ tạm dừng chứ không kết thúc trong khi nguy cơ xảy ra những cuộc xung đột mới luôn tiềm ẩn trong tương lai.

Ukraine bị chia cắt: Một số nhà quan sát dự báo Nga sẽ sáp nhập phần còn lại của khu vực Donetsk và Lugansk vào lãnh thổ của mình, xây dựng một cây cầu nối với Crimea. Ukraine vẫn sẽ giữ được độc lập chủ quyền và xích lại gần phương Tây.

Chiến thắng cho các bên: Trong kịch bản này, Nga sẽ rút khỏi hầu hết Ukraine, bao gồm cả DPR và LPR, nhưng vẫn kiểm soát Crimea. Sẽ có một hiệp ước quốc tế mới đảm bảo chủ quyền của Ukraine và hơp thức hóa thỏa thuận giải quyết những vấn đề về lãnh thổ, an ninh và chính trị. Dù vậy, kịch bản “châu Âu nhất thể” có lẽ sẽ chưa thể thực hiện mà thay vào đó châu Âu sẽ là một châu lục “đa tốc độ” với sự đa dạng về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Những khác biệt sẽ được giải quyết và nguy cơ xung đột sẽ bị loạt bỏ.

Ukraine giành chiến thắng: Nga sẽ rút các lực lượng khỏi Ukraine, ngoại trừ DPR và LPR. Ukraine sẽ ngả về châu Âu, đạt được tư cách thành viên EU nhưng vẫn khó có khả năng gia nhập NATO trong tương lai gần. Ảnh hưởng của EU và NATO sẽ mở rộng không chỉ ở Ukraine mà còn cả các nước từng thuộc Liên Xô.

Thách thức của châu Âu

Trong thời kỳ hậu chiến tranh Ukraine, NATO có thể sẽ tiếp tục chính sách mở cửa, để ngỏ khả năng mở rộng liên minh trong tương lai. Quá trình kết nạp chính thức Phần Lan và Thụy Điển sẽ được đẩy nhanh, theo cùng đó là những đảm bảo an ninh rõ ràng trong giai đoạn gia nhâp nhằm tăng cường khả năng của liên minh.

Tuy nhiên, bất chấp sự ủng hộ mạnh mẽ từ phương Tây, Ukraine vẫn khó có triển vọng gia nhập NATO bởi các thành viên của liên minh quân sự này vẫn lo ngại phản ứng thái quá từ Nga nếu kết nạp Kiev.

Khả năng của liên minh xuyên Đại Tây Dương Mỹ – châu Âu nhằm giải quyết các thách thức về trung hạn sẽ phụ thuộc vào thực tế ngắn hạn ở Ukraine. Châu Âu có thể vẫn sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ vũ khí cho Ukraine đồng thời áp những lệnh trừng phạt cứng rắn lên Nga. Dù ở bất kỳ kịch bản nào, châu Âu và Mỹ chắc chắn sẽ nghĩ lại về chiến lược của mình trong mối quan hệ về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ đối mặt với một số thách thức:

Chiến tranh kinh tế: Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến phương Tây sử dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có từ đóng băng dự trữ Ngân hàng Trung ương Nga cho tới tẩy chay về thương mại và đầu tư. Điều này đã gây ra tác động đến nền kinh tế Nga nhưng cũng đang khiến nền kinh tế của phương Tây và toàn cầu chịu không ít ảnh hưởng.

An ninh năng lượng: Sự phụ thuộc vào năng lượng Nga là một điểm yếu của châu Âu trong một thời gian dài. Những tiến triển hạn chế về chính sách năng lượng của EU nhằm phản ứng với Nga là kết quả của sự phụ thuộc này. Dù vậy, châu Âu cam kết sẽ đa dạng hóa nguồn nhập khẩu và mở rộng việc sử dụng các năng lượng thay thế nhằm giảm bớt sự phụ thuộc, nhưng cái giá của chính sách này chính là sự gián đoạn nguồn cung, chi phí đắt đỏ và những lựa chọn chính trị khó khăn.

Sự thống nhất của liên minh: Có một thực tế đầy mâu thuẫn là trong khi cuộc chiến ở Ukraine khiến phương Tây xích lại gần nhau thì cũng chính cuộc chiến này đã phơi bày những khác biệt của phương Tây, trong đó có việc cuộc chiến ở Ukraine sẽ kết thúc như thế nào.

Ban đầu mục tiêu của các nước phương Tây là hỗ trợ Ukraine chống chịu trước chiến dịch quân sự của Nga. Tuy nhiên, hiện nay, “chiến thắng” đã được định nghĩa lại và quan điểm của các nước không giống nhau. Chiến thắng có phải là khôi phục tình trạng như trước ngày 24/2 – thời điểm cuộc chiến diễn ra? Hay chiến thắng là giành lại các khu vực mà Nga kiểm soát và duy trì ảnh hưởng từ năm 2014 như Crimea và 2 nước cộng hòa nhân dân tự xưng ở Donbass?

Bên cạnh đó, cuộc chiến ở Ukraine cũng đặt ra động lực mới cho châu Âu. Trong khi Đức, Pháp và Italy do dự trước thực tế mới bởi nó phá vỡ mô hình mối quan hệ hậu Chiến tranh Lạnh với Nga thì Ba Lan và các nước vùng Baltic hoan nghênh việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO đồng thởi củng cố quan hệ đối tác với Ukraine nhằm hướng tới một châu Âu trong tương lai có thể mạnh mẽ và tạo dựng được ảnh hưởng như vai trò của Pháp và Đức với một châu Âu trước đây.

Lifehub tổng hợp

Nguồn bài viết https://soha.vn/nhung-kich-ban-tuong-lai-chau-au-trong-3-7-nam-nua-sau-cuoc-chien-o-ukraine-20220528120223462.htm
Tags: NgaNga phát động chiến dịch quân sự ở UkraineUkraine

XEM THÊM

Tài xế xe biển xanh không chịu mua vé qua trạm, bất hợp tác

Tài xế ôtô biển số xanh không chịu mua phí qua hầm Hải Vân, gây ùn tắc giao thông

Khánh Huyền
1 Tháng Bảy, 2022

Được yêu cầu cung cấp giấy tờ liên quan để được qua trạm hầm miễn phí nhưng tài xế xe biển xanh không thể đáp ứng, liên tục xuất trình...

Bắt kẻ xông vào nhà đâm thủng ngực nữ gia chủ để cướp tài sản

Công An bắt kẻ xông vào nhà đâm thủng ngực người phụ nữ để cướp tài sản

Hoài Thương
1 Tháng Bảy, 2022

Xông vào nhà người phụ nữ ở huyện Bình Chánh, TPHCM dùng súng giả uy hiếp để cướp tài sản nhưng bị chống cự, Vương Văn Danh rút dao trong...

Sản xuất thành công vải thiều không hạt, quả to, cùi dầy, có vị giòn ngọt đặc trưng

Bắc Giang sản xuất thành công vải thiều không hạt, quả to, cùi dày

Duc Pham
1 Tháng Bảy, 2022

Qua quá trình trồng thử nghiệm, đến nay tại Bắc Giang đã sản xuất thành công vải thiều không hạt. Vải cho quả to, mã đẹp, cùi dầy và có...

Vụ thiếu niên 17 tuổi bị bắn chết ngay trên đường phố: Nghi phạm trực tiếp nổ súng vừa ra đầu thú

Nghi phạm gây ra vụ thiếu niên 17 tuổi bị bắn chết ngay trên đường phố ra đầu thú

Giao Linh
1 Tháng Bảy, 2022

Sáng 30/6, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, Dương Thanh Sang - nghi phạm dùng súng bắn chết nam thanh niên trên phố ở Biên Hòa đã ra đầu...

Chuyển từ điện thoại Android sang iPhone dễ hơn bao giờ hết

Dễ dàng chuyển từ điện thoại Android sang iPhone với ứng dụng Switch to Android của Google

Tuấn Phan
30 Tháng Sáu, 2022

Ứng dụng Switch to Android của Google nay đã tương thích với tất cả điện thoại Android 12, thay vì chỉ dành cho Pixel như trước đây.

Bộ Công an: Tân Hoàng Minh chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ đồng của các nhà đầu tư

Kết quả điều tra vụ án Tân Hoàng Minh: Chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ đồng của các nhà đầu tư

LifeHub
30 Tháng Sáu, 2022

Đại diện Bộ Công an cho biết kết quả điều tra đến nay xác định Tân Hoàng Minh đã chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ đồng của các nhà đầu tư.

Hà Nội và Hội An lọt top 25 trải nghiệm thú vị nhất châu Á

Hà Nội và Hội An lọt top 25 trải nghiệm thú vị nhất châu Á do TripAdvisor bình chọn

Trần Thảo
30 Tháng Sáu, 2022

TripAdvisor đã bình chọn 25 trải nghiệm thú vị nhất châu Á 2022, trong đó có khám phá Hà Nội và Hội An của Việt Nam.

Vụ 5 người trong gia đình tử vong sau bữa cơm ở Hưng Yên có dấu hiệu hình sự

Hưng Yên: Vụ 5 người trong gia đình tử vong sau bữa cơm có dấu hiệu hình sự

Minh Huân
30 Tháng Sáu, 2022

Công an tỉnh Hưng Yên nhận định vụ án 5 người trong gia đình tử vong sau bữa cơm có tính chất phức tạp và vẫn đang điều tra nguyên...

Shark Bình lên tiếng về vụ "bể kèo" với Nerman: "Các trường hợp tôi không giải ngân đều do thông tin không chính xác, hoặc startup "đào mỏ"!

Shark Bình nói gì khi thương vụ với Nerman “đổ bể”?

Linh Chi
30 Tháng Sáu, 2022

Shark Bình lần đầu tiên lên tiếng giải thích về lời tố Nerman "đào mỏ, bùng kèo", đồng thời thẳng thắn nói về các góc khuất phía sau các thương...

4 triệu chứng thường gặp khi mắc biến thể Omicron BA.5

Biến thể Omicron BA.5 và những triệu chứng thường gặp

Hoài Thương
30 Tháng Sáu, 2022

Các biến thể phụ của Omicron BA.5 và BA.4 đang lây lan nhanh và dần trở thành biến thể COVID-19 chủ đạo trên toàn cầu. Omicron BA.5 cũng đã xâm...

XEM THÊM
  • Về chúng tôi
  • Điều khoản & Chính sách
  • Quảng cáo
  • Liên hệ
© 2022 - lifehub.vn DMCA.com Protection Status

- Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH SCORP VIỆT NAM - Địa chỉ: 161 Trường Chinh, TP. Vinh, Nghệ An
- Giấy phép ICP số: 56/GP-TTĐT do sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Nghệ An cấp ngày 24/05/2022
- Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Đình Tuấn - Liên hệ và quảng cáo: 0858.14.7777 - Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • News
  • Lifestyle
    • Sống Khỏe
    • Thời Trang
  • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
    • Sao
  • Family
    • Yêu
    • Phụ Nữ
    • Vợ Chồng
    • Nuôi Dạy Trẻ
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Review
    • Ẩm Thực
    • Du Lịch
  • Thế Giới
  • LifeHub 360
    • Bạn Có Biết
    • How To
    • Thủ Thuật
  • Công nghệ
  • Video

- Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH SCORP VIỆT NAM - Địa chỉ: 161 Trường Chinh, TP. Vinh, Nghệ An
- Giấy phép ICP số: 56/GP-TTĐT do sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Nghệ An cấp ngày 24/05/2022
- Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Đình Tuấn - Liên hệ và quảng cáo: 0858.14.7777 - Email: [email protected]