• Giới Thiệu
  • Điều Khoản
  • Bảo Mật
  • Liên Hệ
Thứ Bảy, 28/05/2022
Chia sẻ kiến thức & kỹ năng sống | Cập nhật tin tức 24h | Tin nhanh
  • News
  • Sống Khỏe
    • Cơ Thể
    • Thực Phẩm
  • Lifestyle
    • Thời Trang
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Family
    • Nuôi Dạy Trẻ
    • Phụ Nữ
    • Yêu
    • Vợ Chồng
  • Văn Hóa
  • Review
    • Du Lịch
    • Ẩm Thực
  • How To
    • Thủ Thuật
  • CNTT
  • LifeHub 360
    • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Sao
    • Bạn Có Biết
  • Thế Giới
  • Video
No Result
View All Result
  • News
  • Sống Khỏe
    • Cơ Thể
    • Thực Phẩm
  • Lifestyle
    • Thời Trang
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Family
    • Nuôi Dạy Trẻ
    • Phụ Nữ
    • Yêu
    • Vợ Chồng
  • Văn Hóa
  • Review
    • Du Lịch
    • Ẩm Thực
  • How To
    • Thủ Thuật
  • CNTT
  • LifeHub 360
    • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Sao
    • Bạn Có Biết
  • Thế Giới
  • Video
No Result
View All Result
Chia sẻ kiến thức & kỹ năng sống | Cập nhật tin tức 24h | Tin nhanh
No Result
View All Result

Nhìn lại cách mà Nga đã làm để giúp đồng rúp đang mất 40% giá trị bật tăng ngoạn mục

Khánh Huyền
10/04/2022
A A
16
SHARES
780
VIEWS
FacebookTwitterPinterestEmail

Nga đã thực hiện “Chiến lược Potemkin” nhằm bảo vệ đồng Ruble trên mặt trận kinh tế.

NATO gặp khó trong việc kết nạp Phần Lan, Thụy Điển làm thành viên

Nga đang chiếm ưu thế trong giao tranh ở khu vực miền Đông Ukraine

Ukraine thừa nhận mất lãnh thổ ở khu vực Donetsk

Mới đây, Nga đã yêu cầu Liên minh Châu Âu (EU) phải thanh toán bằng đồng Ruble khi mua dầu khí của họ thay vì đồng USD hay Euro. Nếu đề nghị này diễn ra cách đây 1 tháng thì EU chắc vẫn vui mừng bởi đồng Ruble khi đó mất giá đến 40%, ở mức 139 Ruble đổi 1 USD.

Tuy nhiên kể từ mức đáy phiên 7/3/2022, đồng Ruble của Nga đã lội ngược dòng thần kỳ, đạt 82,4 Ruble/USD trong phiên 7/4/2022.

Sự phục hồi mạnh mẽ của Ruble khiến đồng tiền này đạt danh hiệu có tăng trưởng tốt nhất trong tháng 3/2022. Vậy Nga đã làm thế nào để bảo vệ đồng nội tệ của mình?

Từng mất giá tới 40%, Nga đã khiến đồng Ruble lội ngược dòng thần kỳ trong vòng 1 tháng bằng chiến lược đặc biệt
Tỷ giá Ruble/USD

Lỗ hổng cấm vận

Khí đốt là một trong những vũ khí cực kỳ lợi hại của Nga khiến các lệnh cấm vận Phương Tây khó có thể áp dụng triệt để.

Mục tiêu chính của Phương Tây là giới hạn khả năng tiếp cận nguồn ngoại tệ nước ngoài, qua đó trừng phạt kinh tế, thương mại của đất nước này. Tuy nhiên không ít quốc gia, nhất là ở Châu Âu đã quá phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga và không có lựa chọn nào khác.

Theo Bloomberg Economics, Nga sẽ thu về gần 321 tỷ USD nhờ xuất khẩu năng lượng trong năm 2022, tăng hơn 30% so với năm trước nhờ các khách hàng lớn ở EU.

Thông thường các hợp đồng khí đốt của Châu Âu là giao dịch bằng USD hay Euro nên họ không dự trữ đồng Ruble. Nếu Nga ép được các quốc gia trả bằng Ruble thì họ sẽ buộc phải mua vào đồng tiền này, làm gia tăng nhu cầu cũng như tăng giá Ruble.

Bên cạnh đó, nhờ giá dầu khí tăng mà Nga vẫn duy trì thương mại được với các nền kinh tế sôi động như Trung Quốc và Ấn Độ, qua đó duy trì dòng chảy ngoại tệ. Nhờ đó, mối lo vỡ nợ của Nga bị đánh tan và giúp đồng Ruble hồi phục nhanh chóng.

Một lỗ hổng nữa trong các lệnh cấm vận của Phương Tây là trái phiếu chính phủ. Điểm đáng sợ của các lệnh cấm vận trên là khiến Nga khó tiếp cận được với cả các tài khoản ngoại tệ của mình ở nước ngoài. Theo thống kê, Nga nắm giữ 640 tỷ USD ngoại tệ, từ Euro, đồng USD cho đến đồng Yên Nhật ở khắp các tài khoản trên thế giới. Khoảng ½ trong số đó được trữ tại Mỹ và Châu Âu.

Từng mất giá tới 40%, Nga đã khiến đồng Ruble lội ngược dòng thần kỳ trong vòng 1 tháng bằng chiến lược đặc biệt

Cho dù lệnh cấm vận khiến Nga khó tiếp cận khoản tiền nay nhưng nó lại cho phép thông qua nếu được dùng để thanh toán các khoản lãi trái phiếu chính phủ. Lỗ hổng này được cho là sẽ điều chỉnh lại trong tháng 4/2022 nhưng chừng đó cũng đủ để giúp đồng Ruble của Nga.

Nếu không thể tiếp cận số ngoại tệ này nữa, Nga sẽ phải bán tiếp Ruble để kiếm USD trả nợ, tạo nên sức ép cho đồng nội tệ. Trong trường hợp không thể huy động đủ ngoại tệ trả nợ trái phiếu, Nga sẽ bị coi là vỡ nợ.

Nga phòng thủ

Mặt trận kinh tế của Nga hiện đang cực kỳ nóng bỏng với các đòn trừng phạt của Phương Tây. Vào ngày 28/2/2022, Ngân hàng trung ương Nga (CBR) đã nâng lãi suất lên đến 20%, hệ quả là dân chúng thà gửi ngân hàng lấy lãi còn hơn bán chúng mua ngoại tệ. Nếu đồng Ruble bị bán ít đi thì áp lực giảm giá của chúng cũng đi xuống.

Tiếp đó, chính phủ Nga cũng khuyến cáo các hoạt động kinh doanh phải quy đổi 80% số tiền thu được sang Ruble. Nghĩa là nếu một công ty thép kiếm được 100 triệu Euro nhờ bán sang Pháp, họ phải đổi 80 triệu Euro thành Ruble bất kể tỷ giá thế nào.

Hệ quả là vô số các doanh nghiệp có giao dịch thương mại với Phương Tây phải tìm nguồn Ruble để đổi, qua đó kích cầu và nâng giá đồng tiền.

Từng mất giá tới 40%, Nga đã khiến đồng Ruble lội ngược dòng thần kỳ trong vòng 1 tháng bằng chiến lược đặc biệt

Đồng thời, Nga cũng cấm các NĐT nước ngoài bán chứng khoán. Rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phiếu, trái phiếu tại Nga và có thể muốn rút vốn vì lệnh cấm vận hay do lo ngại rủi ro. Tuy nhiên lệnh cấm bán trên khiến dòng vốn giữ lại được ở trong nước và giúp đồng Ruble không bị mất giá.

Thêm nữa, chính các công dân Nga cũng bị giám sát khi cấm chuyển tiền hay giao dịch tín dụng quốc tế, nhờ đó ngăn chặn tình trạng bán ra đồng Ruble để mua ngoại tệ trong dân. Mặc dù quy định này đã được nới lỏng nhưng cá nhân chỉ có thể gửi tối đa 10.000 USD ra nước ngoài trong năm 2022.

Chiến lược Potemkin

Tờ NPR nhận định Nga đã sử dụng “Chiến lược Potemkin” nhằm tạo nên nhu cầu giả, giới hạn nguồn cung để giữ giá đồng Ruble.

Thuật ngữ này được đặt theo tên của Grigory Potemkin, thống đốc bán đảo Crimea được Nữ hoàng Catherine bổ nhiệm sau khoảng thời gian Nga chiếm được vùng đất vào năm 1784 từ tay vương triều Khanate. Nhằm gây ấn tượng với Nữ hoàng trong cuộc thị sát sau đó về khả năng an cư người Nga trên bán đảo, thống đốc Potemkin đã cho xây những ngôi làng tạm thời, nơi dân làng được gom từ các nơi.

Mục đích chính của việc này là trưng bày khả năng cho Nữ hoàng xem, sau đó những ngôi làng tạm thời sẽ bị dỡ bỏ còn cư dân thì ai về chỗ đó.

Từng mất giá tới 40%, Nga đã khiến đồng Ruble lội ngược dòng thần kỳ trong vòng 1 tháng bằng chiến lược đặc biệt

Tương tự, Thống đốc Elvira Nabiullina của CBR cũng đang thực hiện chiến lược như của Potemkin, đó là tạo nên cung cầu giả trên thị trường để giữ giá đồng Ruble thay vì dựa vào giao dịch tự do.

Các chuyên gia nhận định nếu Nga xây dựng được giải pháp dài hạn thì chiến lược này sẽ để lại trái ngọt nhờ giữ được giá trị cũng như thâm nhập sâu hơn vào giao dịch quốc tế. Ngược lại, nếu chính phủ không đưa ra được phương án dài hạn thì đồng Ruble sẽ bị mất giá một lần nữa.

Rõ ràng, Nga không thể giữ lãi suất 20% quá lâu khi nền kinh tế này được dự đoán sẽ giảm hơn 8% trong năm nay. Các quy định về cung cầu cũng khó duy trì mãi nếu chỉ dựa trên mệnh lệnh hành chính mà bỏ qua các điều kiện cơ bản thực sự của thị trường.

Lifehub tổng hợp

Tags: Đồng Rúpđồng rúp NgaNgaUkraine
Share6Tweet4Pin1Send

XEM THÊM

Trần Hà Thủy - Thủy Bi bị 'khủng bố' mạng xã hội và điện thoại sau khi tung clip con gái bị đánh

Hotmom Trần Hà Thủy (Thủy Bi) “sợ hãi” khi bị “khủng bố” sau khi tung clip con gái bị đánh

Sau khi mạng xã hội chia sẻ rầm rộ clip nữ sinh trường quốc tế TP.HCM bị bạo lực học đường, tài khoản Facebook Trần Hà Thủy (Thủy Bi) được...

Trần Hà Thủy tung clip nữ sinh trường quốc tế đánh bạn dã man, cư dân mạng phẫn nộ đòi công bằng

Clip: Nữ sinh trường quốc tế ở TP.HCM đánh nhau, 1 chọi 4 nhưng nó lạ lắm

Đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm học sinh trường quốc tế ở TP.HCM xảy ra xô xát đã được chị Trần Hà Thủy chia sẻ lên mạng xã hội...

Thông tin NÓNG vụ việc phụ huynh tố con bị bạo hành: Trường quốc tế đưa ra hướng giải quyết, pháp luật quy định thế nào?

“Bão” đánh giá 1 sao Trường quốc tế ở TP.HCM sau vụ bạo lực học đường

Sự việc nhóm nữ sinh theo học tại một trường quốc tế bị đàn chị bạo hành khiến dư luận dậy sóng. 

Bị can thứ 6 ở “Tịnh thất Bồng Lai” và những ồn ào quanh việc tìm kiếm Diễm My

Những ồn ào của bị can Nhị Nguyên “Tịnh Thất Bồng Lai” xoay quanh việc tìm kiếm Diễm My

Lê Thanh Nhị Nguyên, bị can thứ 6 trong vụ việc ở “Tịnh thất Bồng Lai” tại Long An, từng xuất hiện ở 2 phiên tòa hình sự với tư...

Xôn xao clip cô giáo ở Yên Bái trùm túi lên đầu trẻ rồi đánh liên tiếp

Phạt hành chính cô giáo mầm non trùm túi nilon lên đầu cháu bé ở Yên Bái

Liên quan đến vụ cô giáo mầm non trùm túi nylon vào đầu học sinh mầm non ở Yên Bái, cơ quan chức năng đã có kết quả xác minh...

Lập hội trên Zalo môi giới bán dâm 7 triệu đồng/lượt

Bắt giữ 2 đối tượng lập nhóm Zalo môi giới mại dâm 7 triệu đồng/lượt

Hiện (21 tuổi, trú tại Hà Nội) lập nhóm "Hội Bon Chen" và "Top One SG HN" trên mạng Zalo để tìm khách và giới thiệu cho các cô gái...

Những sản phẩm đầu tay đầy bất ngờ của các thương hiệu nổi tiếng thế giới

Các thương hiệu nổi tiếng thế giới đã làm ra những sản phầm đầu tay như thế nào?

Không phải ai cũng gặp may khi bắt đầu khởi nghiệp, và nhiều thương hiệu đã phải cố gắng, thử, và thử lại vô số lần trước khi thành công...

Nên làm công ăn lương hay tự thân khởi nghiệp? Câu chuyện chàng trai bán dạo lề đường sẽ cho bạn câu trả lời chuẩn xác!

Nên khởi nghiệp hay an phận làm công ăn lương?

Chúng ta luôn muốn nắm bắt sự ổn định bởi vì con người sinh ra với nỗi sợ hãi về những thứ không biết trước, nhưng nếu lòng bạn mong...

Thông tin mới nhất vụ nữ sinh trường Quốc tế ở TP. HCM bị bạo lực học đường

Vụ nữ sinh bị đánh ở trường Quốc tế ở TP. HCM, thái độ không thể chấp nhận của gia đình cháu gái “giang hồ”

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, rất nhiều phụ huynh rất bức xúc trước cách giải quyết của trường, nhiều người đồng loạt rút hồ sơ, đòi bồi hoàn...

Thủy Bi - Hotmom MXH sẵn sàng 'nhất là bét' vì con, bắn ngoại ngữ thượng thừa khiến CĐM kiêng nể

Hotmom Thủy Bi bắn ngoại ngữ thượng thừa đòi lại công bằng cho con khiến CĐM kính nể

Thủy Bi là ai có lẽ là từ khóa đang gây sốt khắp cõi mạng được dân tình ráo riết tìm kiếm.

XEM THÊM
  • Giới Thiệu
  • Điều Khoản
  • Bảo Mật
  • Liên Hệ
© 2022 - lifehub.vn DMCA.com Protection Status

- Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH SCORP VIỆT NAM - Địa chỉ: 161 Trường Chinh, TP. Vinh, Nghệ An
- Giấy phép ICP số: 56/GP-TTĐT do sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Nghệ An cấp ngày 24/05/2022
- Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Đình Tuấn - Liên hệ và quảng cáo: 0858.14.7777 - Email: lienhe@lifehub.vn

  • News
  • Sống Khỏe
    • Cơ Thể
    • Thực Phẩm
  • Lifestyle
    • Thời Trang
  • Kinh Tế
    • Tài Chính
    • Công Việc
    • Marketing
  • Family
    • Nuôi Dạy Trẻ
    • Phụ Nữ
    • Yêu
    • Vợ Chồng
  • Văn Hóa
  • Review
    • Du Lịch
    • Ẩm Thực
  • How To
    • Thủ Thuật
  • CNTT
  • LifeHub 360
    • Đời Sống
    • Pháp Luật
    • Sao
    • Bạn Có Biết
  • Thế Giới
  • Video

- Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH SCORP VIỆT NAM - Địa chỉ: 161 Trường Chinh, TP. Vinh, Nghệ An
- Giấy phép ICP số: 56/GP-TTĐT do sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Nghệ An cấp ngày 24/05/2022
- Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Đình Tuấn - Liên hệ và quảng cáo: 0858.14.7777 - Email: lienhe@lifehub.vn