Vạn sự khởi đầu nan! Có ý tưởng chỉ là một trong những bước đầu tiên để bắt đầu việc kinh doanh. Rất nhiều chuyện có thể xảy ra nếu bạn lập kế hoạch không tốt. Tuy nhiên, nếu làm theo các bước cơ bản sau đây, công việc kinh doanh mới của bạn sẽ có thể thành công ngay từ đầu.
1. Nghiên cứu
Kinh doanh bắt đầu bằng ý tưởng. Vì vậy, nếu đã có chút hiểu biết về loại hình kinh doanh mình muốn xây dựng, bạn đã có nền tảng đầu tiên. Tuy nhiên, đừng chủ quan! Có thể đã có rất nhiều thương hiệu bán đúng các loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Vậy, điều gì khiến bạn khác biệt với đám đông? Hãy nghiên cứu đi nào!
Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh, hãy bắt tay vào nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh. Hãy tìm hiểu xem thương hiệu nào đang bán sản phẩm hoặc dịch vụ giống bạn, xem họ đang làm gì, đang đáp ứng những nhu cầu nào và đang bỏ lỡ những gì. Nếu bạn có thể che lấp khoảng trống mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang không làm được, bạn có điểm riêng biệt độc nhất (Unique Selling Point, viết tắt là USP). Khi xác định được USP của mình thì bạn mới sẵn sàng nhập cuộc trò chơi.
2. Đặt mục tiêu
Nếu bạn đã biết ý tưởng kinh doanh và USP của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình là gì, bây giờ là lúc xác định kế hoạch kinh doanh như thế nào, khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Xác đinh khách hàng mục tiêu là bước quan trọng nhất, tiếp đó là vị trí, thiết lập ngân sách và lập kế hoạch marketing. Cuối cùng, hãy nghĩ tới lý do tại sao bạn lại có ý tưởng kinh doanh này? Mục đích của nó là gì? Nó đáp ứng những như cầu nào của thị trường?
Một khi bạn trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ có cho mình mục tiêu kinh doanh.
3. Lập ra kế hoạch kinh doanh chi tiết
Sau khi nghiên cứu, bạn đã có thể trả lời câu hỏi tại sao, như thế nào, ai làm gì và làm cái gì. Bây giờ là lúc tập hợp tất cả lại với nhau, ghi nó ra giấy và lập kế hoạch chi tiết.
Sứ mệnh của doanh nghiệp là một phần trong kế hoạch kinh doanh. Cần xác định mục tiêu của bạn trong 5 tới 10 năm nữa là gì? Hãy viết các mục tiêu này xuống trước khi hướng tới sứ mệnh của doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp bao gồm các sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn, tập khách hàng bạn hướng tới, lợi thế về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đã có.
Tiếp theo là giá cả. Bạn định giá các mặt hàng của mình như thế nào? Giá sản phẩm cần phải đủ cạnh tranh để khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn thay vì công ty đối thủ và nó cũng cần cao đủ để bạn có lãi. Một phần khác của kế hoạch kinh doanh là các chương trình khuyến mại, giảm giá, cách thức và địa điểm bạn muốn tiếp thị sản phẩm, các mốc quan trọng bạn muốn đạt được và các bước có thể thực hiện.
4. Lập ngân sách
Thiết lập ngân sách là một trong những bước quan trọng nhất. Bạn cần hiểu rõ những gì mình đang làm và ngân sách nên bao gồm tất cả các khoản chi phí ước tính, bao gồm chi phí sản xuất, tiếp thị, chi phí, v.v.
5. Xác định cấu trúc doanh nghiệp
Xác định doanh nghiệp của bạn sẽ là một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay nhiều thành viên? Tên là gì? Bạn cũng cần đăng ký kinh doanh, xin các giấy phép thích hợp và mua một tên miền trang web.
6. Xác định nguồn vốn của công ty
Nguồn vốn của công ty đến từ đâu? Nếu bạn không có đủ tiền tiết kiệm, bạn sẽ cần phải kiếm nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư bên ngoài, và khi đó, kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ rất hữu dụng. Hãy cho các nhà đầu tư biết tới ý tưởng của bạn, cùng với ngân sách ước tính và các loại chi phí.
7. Vị trí, vị trí, và vị trí
Nếu bạn muốn mở một cửa hàng vật lý truyền thống, hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng. Việc xin giấy phép để mở cửa hàng tại một địa điểm có thể đắt hơn nhiều so với ở một số nơi khác. Tuy nhiên, vị trí này có thể thu hút nhiều khách hàng mà bạn đang hướng tới. Nếu may mắn, bạn có thể tìm thấy một địa điểm không chỉ hợp túi tiền mà còn cực kỳ tiết kiệm.
8. Dùng feedback của khách hàng để cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ
Một trong những bước cơ bản nhưng quan trọng nhất để bắt đầu một công việc kinh doanh mới là feedback của khách hàng. Feedback của khách hàng sẽ không chỉ cho bạn biết những gì bạn đang làm đúng mà còn những gì bạn đang làm chưa ổn. Nhưng đừng quá lo lắng nếu sản phẩm của bạn có nhiều vấn đề hơn bạn nghĩ. Đây là một phần trong những điều bạn sẽ gặp phải.
Trước khi bạn hoàn thành thiết kế cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ, hãy thử nghiệm nhiều lần. Phần nghiên cứu thị trường này cực kỳ quan trọng vì nó có thể chỉ ra các vấn đề (nếu có) đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trước khi bạn chính thức đầu tư vào phiên bản cuối cùng của sản phẩm. Thu thập dữ liệu từ feedback của khách hàng trải nghiệm để cải thiện những sai sót. Rất có thể, giai đoạn này sẽ không chỉ giúp bạn nhận ra các vấn đề mà còn cả USP của sản phẩm hoặc dịch vụ mà trước đây bạn chưa nghĩ tới.
9. Hiện diện trên mạng xã hội
Mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến. Thế giới kỹ thuật số – với hàng triệu nền tảng thương mại điện tử và các kênh truyền thông xã hội – có thể quyết định số phận doanh nghiệp của bạn ngay từ lúc mới hình thành. Vì vậy, hãy tạo sự hiện diện của thương hiệu của bạn – từ tài khoản Instagram, trang Facebook, đến website riêng với những thông tin chi tiết, phong cách và vị thế của thương hiệu. Hãy nhớ rằng sự hiện diện online có thể tạo ra hình ảnh không thể xóa nhòa về thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng tiềm năng. Hãy tận dụng tốt các kênh truyền thông xã hội để doanh nghiệp của bạn được nhiều người biết tới từ những ngày đầu tiên.
10. Đầu tư vào marketing
Tất cả các thương hiệu – lớn hay nhỏ – đều có một quỹ riêng cho các chương trình khuyến mãi và marketing. Chất lượng sản phẩm của bạn chỉ là một phần. Điều chính yếu là hình ảnh bạn tạo ra trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Các nhà tiếp thị có thể giúp bạn điều đó. Họ có thể dự đoán xu hướng thị trường và giúp xây dựng USP – tạo ra nhu cầu thị trường cho sản phẩm của bạn chỉ từ một bài đăng trên trên Instagram.
Lifehub tổng hợp