“Phúc do tự mình tạo, họa cũng do tự mình chuốc.” Một người có được ban phúc lộc hay không là do chính họ tạo ra, nó phụ thuộc vào tâm thái và cách ứng xử của họ trong các hoàn cảnh cuộc sống.
Khi cảm thấy mọi việc không suôn sẻ và có vẻ không may mắn, thì bạn nên kiểm tra lại cách đối nhân xử thế của mình, từ lời nói đến hành động, sau đó hãy tự phản tỉnh lại xem, liệu mình có mắc phải 2 tật xấu này hay không. Nếu có thì hãy kịp thời sửa chữa trước khi quá muộn, để lâu chúng sẽ bào mòn hết phúc khí của bạn đấy!
1. Kiêu ngạo lười nhát, trụy lạc, không có chí tiến thủ
Người xưa nói: “Người kiêu ngạo, ngông cuồng thì dễ sống phóng túng, trụy lạc bất lương, khi thoái hóa đến tột cùng thì sẽ tự chuốc lấy tai họa vào người. Còn người biết giữ vững đức tính cần cù, siêng năng, tác phong cần kiệm, không ngừng trau dồi bản thân, đạt đến một trình độ nhất định ắt sẽ trở thành người may mắn, phúc khí dài lâu.”
Những người kiêu căng, tự cao tự đại thường rất hóng hách ngạo mạn và độc đoán, thích chiếm lợi lộc, bóc phét không biết ngượng, bởi thế mà thường sẽ bị mọi người xa lánh, không ưa. Do đó, tự tạo nên thế cô lập, trở thành kẻ thù của tất cả mọi người. Một người có tính tự cao tự đại, giỏi nói chứ không giỏi làm, coi khinh mọi người, làm cái gì cũng lười biếng thì cả đời khó mà làm nên thành tựu gì lớn lao.
Người khiêm tốn, tự trọng, biết lắng nghe và chọn lọc lời khuyên của người khác, biết rõ điểm mạnh của bản thân, cải thiện điểm yếu, không ngừng phát triển để trở nên mạnh mẽ hơn, sẽ có thể ứng xử và duy trì tốt các mối quan hệ của mình.
Như có câu: “Bảo kiếm có nhờ mài dũa, hương hoa mai nồng nàn sinh ra trong giá lạnh.” Chỉ khi nào con người sửa được thói kiêu căng, trụy lạc tự mãn thì mới có thể hoàn thiện bản thân, học cách khiêm tốn, chăm chỉ, không ngại gian khổ, khó khăn. Một người như thế mới có thể bất khả chiến bại, như hương hoa thơm ngát khuất phục luôn cả mùa đông, tự mình tạo ra vận mệnh của chính mình.
2. Ích kỷ, tham lam
Một người quá ích kỷ, coi thường lợi ích, cuộc sống và cảm nhận của người khác, không từ thủ đoạn để độc chiếm công lao, sẽ tạo nên rất nhiều kẻ thù, làm tổn hại nhân duyên của bản thân, lòng người ly tán, phúc báo tiêu tan, vạn sự cũng sẽ không được như ý.
Năm 1854, Tăng Quốc Phiên, tổng đốc Lưỡng Giang lúc bấy giờ, đang rất hưng phấn sau khi công đánh được Vũ Hán, lòng đang tràn đầy đắc ý, thì ông kinh ngạc, không hiểu vì sao nhiều thuộc hạ của mình lại không mấy vui vẻ mà rời đi. Mãi sau này ông biết tất cả đều đã đến đầu quân cho Hồ Lâm Dực, nên liền cho người đi dò la nguyên nhân, thì mới vỡ lẽ là sau khi chiếm được Vũ Hán, Tăng Quốc Phiên đã bất cẩn, không chú trọng thuận theo lòng quân, ông chỉ đề cử 300 người cho triều đình ban thưởng, số người được thưởng chỉ vỏn vẹn có 3%. Mà Hồ Lâm Dực thì khác, một lần ông đề cử tới 3.000 người cùng một lúc, số người được lĩnh thưởng do đó cũng vượt quá 20%.
Sau đó, Tăng Quốc Phiên đã rút ra được bài học cho mình và bắt đầu hào phóng tiến cử các anh hùng, nhân tài, không còn tiết tháo nữa, ông dùng đó để thu phục lòng quân.
Đừng dành hết tất cả mọi thứ, hãy biết chừa lại cho người khác một con đường sống, nếu như bạn không chừa cho họ con đường sống thì bắt buộc họ phải vùng lên chống lại bạn, hoặc tránh xa bạn. Nếu điều đó xảy ra liên tục, mà bạn không nhận thức được để kịp thời sửa đổi thì cuối cùng bạn sẽ chỉ còn lại một mình trơ trụi, không người hỗ trợ.
Con người sống trên đời chỉ cần ổn định là tốt, biết đủ chính là phúc, vốn không cần quá tham lam danh vọng lợi lộc, nếu không sẽ tự mình chuốc lấy họa cho mình.
Lifehub tổng hợp