Khi khả năng tập trung của trẻ kém, trẻ thường xuyên không chú ý vào bài học, cha mẹ nên làm 4 điều này, mọi vấn đề sẽ được giải quyết.
Trẻ em thường hiếu động và không thể tập trung quá lâu vào một vấn đề nào đó, đây là tình trạng khá phổ biến ở nhiều trẻ. Điều khiến các bậc cha mẹ lo lắng chính là, tình trạng trẻ thiếu tập trung trong học tập lại đem đến nhiều rắc rối cho thầy cô và cha mẹ, thậm chí có thể khiến kết quả học tập giảm sút.
Tuy nhiên, khả năng tập trung kém không hẳn là dấu hiệu của bệnh lý. Con kém tập trung có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân bên ngoài. Trong đó, khả năng tập trung của trẻ kém rất có thể do bị ảnh hưởng bởi các phương pháp giáo dục sai cách của cha mẹ.
Giáo sư Bộ môn Tâm thần học, ĐH Toronto, Canada – ông Daniel Gorman, hiện đang là Vụ trưởng Vụ Giáo dục Sau Đại học Bộ môn Sức khỏe Tâm thần Trẻ em và Thanh thiếu niên, đã từng chỉ ra rằng, khả năng tập trung là tiền đề và nền tảng của việc học tập. So với chỉ số IQ, khả năng tập trung có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và điểm số của một đứa trẻ nhiều hơn.
Từ đó, ông Daniel Gorman phân tích, có 3 thói quen của cha mẹ có thể vô tình ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ:
1. Quan niệm giáo dục của cha mẹ không nhất quán hoặc cha mẹ “làm phiền” trẻ vào thời điểm không thích hợp
Quan niệm nuôi dạy con giữa cha và mẹ có sự khác nhau, hoặc quan niệm này liên tục thay đổi, không nhất quán sẽ khiến cho trẻ không có lập trường kiên định. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng tự lập và quan điểm nhìn nhận của trẻ đối với một số sự việc.
Có những trường hợp con đang tập trung làm một việc nào đó mà cha mẹ lại can thiệp quá nhiều, chỉ đạo trẻ làm như thế này, thế kia, khiến trẻ bị rối, hoang mang và khó tập trung.
2. Cha mẹ quá nuông chiều, thiếu sự kỷ luật trong cách nuôi dạy con
Nếu cha mẹ không đặt ra các quy tắc trong phương pháp giáo dục và không dạy cho con tính kỷ luật, trẻ sẽ hình thành thói quen xấu là “muốn làm gì thì làm”.
Vì vậy, hãy để trẻ hình thành ý thức kỷ luật, biết phép tắc “học ra học, chơi ra chơi”. Cha mẹ cần động viên con biết kiên nhẫn làm một việc đến cùng, kiên quyết để trẻ tập trung hoàn thành nhiệm vụ dù đó là công việc nhỏ nhất..
3. Mua cho con quá nhiều đồ chơi, sách vở
Một số cha mẹ lầm tưởng rằng, mua cho con nhiều đồ chơi, truyện tranh, sách vở,… sẽ khiến chúng hứng thú và vui vẻ hơn, từ đó kích thích tinh thần học tập của trẻ.
Nhưng trên thực tế, trong một không gian có nhiều đồ chơi, sách vở sẽ khiến trẻ bị phân tâm, liên tục đổi đồ để chơi, dễ hình thành thói quen mất tập trung, lâu dần khiến cho khả năng tập trung giảm sút.
Cha mẹ nên làm gì để tăng khả năng tập trung của trẻ?
1. Không “làm phiền” lúc trẻ tập trung
Khi trẻ đang tập trung làm việc hay khám phá một điều mới (ngoại trừ việc chơi trò chơi, xem TV, dùng điện thoại,…cha mẹ cần kiểm soát thời gian), cha mẹ cố gắng đừng “làm phiền” trẻ vào thời gian này.
Ví dụ, trẻ trong độ đuổi khám phá muốn được quan sát và tìm hiểu về con kiến, nhưng một số cha mẹ sẽ cho rằng “con kiến chẳng có gì để xem”. Có thể nói, đây là suy nghĩ sai lầm, bởi đó là thời điểm quan trọng mà trẻ đang khám phá thiên nhiên và tập trung quan sát.
2. Không gian học tập cần bố trí đơn giản, tránh trang trí nhiều màu sắc, hình vẽ sặc sỡ
Cha mẹ nên bố trí không gian phòng học của trẻ càng đơn giản càng tốt, hạn chế đặt quá nhiều đồ như đồ ăn, đồ chơi trên bàn học. Bàn học của trẻ chỉ cần đặt một chiếc đồng hồ báo thức và một số đồ dùng văn phòng phẩm cần thiết. Nếu có thể, cha mẹ hãy chọn màu be hoặc màu trắng cho căn phòng của trẻ. Những mẹo này có thể góp phần tăng khả năng tập trung học tập và mang lại cảm giác nhẹ nhàng và yên tĩnh cho trẻ.
3. Không gian học tập cần yên tĩnh
Khi trẻ học bài, cha mẹ hãy cố gắng cung cấp cho trẻ một không gian yên tĩnh, nhưng cũng không nên đóng hết tất cả các cửa, vì không gian đóng sẽ khiến trẻ cảm thấy áp lực. Khi trẻ làm bài, phụ huynh cũng nên tập trung làm việc để tạo không khí cùng nhau học tập tốt với trẻ.
4. Đảm bảo giấc ngủ
Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) đã tiến hành một cuộc khảo sát trong vòng 10 tháng để theo dõi giấc ngủ của 864 trẻ. Kết quả cho thấy, trẻ ngủ đủ giấc có khả năng tập trung và trí nhớ tốt hơn đáng kể so với trẻ thiếu ngủ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hạn chế can thiệp vào thời gian làm bài tập về nhà của trẻ, cố gắng giải quyết mọi việc nhanh chóng và không nên chần chừ,… những thói quen phổ biến hằng ngày này có ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng tập trung của trẻ, tuy vậy, chúng cũng rất dễ bị các bậc phụ huynh xem nhẹ.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết