Một người có năng lực hay không, không chỉ nhìn vào thành tựu trong sự nghiệp mà còn từ cuộc sống, lời nói và việc làm của họ, đặc biệt là thói quen hằng ngày. Một người thất bại, tuổi trung niên những vẫn chưa đạt được thành tựu gì trong cuộc sống, lý do cũng rất có thể xuất phát từ những thói quen xấu.
Cuốn sách xử thế bảo điển “Ngạn Ngữ Liên Bích” có giảng về 3 điều đáng tiếc nhất trong cuộc sống, những người vô dụng thường có 3 thói quen xấu này.
1. Không học
Điều đáng tiếc đầu tiên trong đời là “không học”. Trong xã hội ngày nay, những người bất tài thường có suy nghĩ: “học cũng vô ích”, “học không bằng đi làm kiếm tiền”. Nhưng thực tế thì trong thời đại này, tri thức và trí tuệ là rất cần thiết, nếu ra đời mà không có hai thứ trên thì cũng vô dụng.
Nhà thơ thời Tấn, Đào Tiềm từng nói: “Chuyên cần học tập giống như một hạt giống nảy mầm vào mùa xuân, nó không thể lớn lên chỉ trong ngày một ngày hai. Bỏ học giống như đá mài dao, không thấy tổn hại ngay lập tức, nhưng lâu dần sẽ để lại vết mòn lớn.”
Việc học giống như chèo thuyền ngược dòng, nếu không tiến ắt sẽ lùi. Một người chăm chỉ học hành, tuy nhìn như không có thay đổi, nhưng tài năng và trí tuệ của họ vẫn ngày càng tăng; một người lười biếng, không học, cũng dường như không có gì thay đổi, nhưng thực ra, trí tuệ của họ đã bị thời đại và người khác bỏ lại một khoảng thật xa rồi.
Những người giàu có rất ham học hỏi, Bill Gates chính là một ví dụ điển hình, ông rất thường đọc sách, và Corley, người đã dành ra 5 năm để nghiên cứu các thói quen hàng ngày của 177 vị tỷ phú cũng đồng ý rằng, người giàu thích học tập hơn là giải trí: “88% người giàu đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày, chủ yếu là để tự học và hoàn thiện bản thân.”
2. Lãng phí thời gian
Điều đáng tiếc thứ hai trong đời là “lãng phí thời gian”. Nếu bạn hỏi cái gì là quý nhất của một đời người, thì tôi nghĩ đó chính là thời gian. Người xưa có câu: “Một tấc thời gian đáng một tấc vàng, một tấc vàng không mua được một tấc thời gian.”
Thời gian quý, nhưng nó lại là thứ không chờ đợi ai, không thể bán cũng chẳng thể mua, thế gian cũng không có thuốc chữa hối hận. Vì thế lãng phí thời gian chính là lãng phí cuộc sống.
Sở dĩ một người không có năng lực, vị trí ngày càng thua kém hơn người khác, không phải là vì họ đã đi sai hướng hay phạm lỗi gì quá to tát, mà vấn đề chỉ nằm ở hai chữ “thời gian” mà thôi. Người biết trân trọng, sẽ tận dụng thời gian để làm giàu cho chính mình, rèn giũa bản thân. Còn người không hiểu, sẽ chỉ biết sống nhàn hạ qua ngày, cho dù điểm xuất phát của hai người giống nhau, nhưng nếu để lâu ngày thì tự nhiên người không biết trân trọng thời gian cũng sẽ bị bỏ lại một khoảng xa.
Người Do Thái cũng có một câu châm ngôn kinh doanh rằng: “Đừng đánh cắp thời gian.”
Câu nói này khuyên bạn nắm chắc từng phút từng giây mới có thể giành được cơ hội. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, ai chậm chân người đó sẽ mất cơ hội. Để thành công, luôn phải đi trước một bước, chủ động và không ngừng đổi mới để nắm bắt được cơ hội đến với mình.
3. Hủy hoại bản thân
Điều đáng tiếc thứ ba của đời người là “tự hủy”. Con người ai mà chẳng gặp thất bại, khó khăn, đó vốn không phải là vấn đề nan giải, không phải đường cùng, nhưng nếu bạn lựa chọn bỏ rơi bản thân, tự hủy hoại thể chất và tinh thần, tổn hại đến thanh danh của mình thì đó mới là sự sa đọa thực sự.
Rất nhiều người sau khi gặp nghịch cảnh và chịu thất bại sẽ nảy sinh ra một loại tư tưởng “đã hỏng rồi thì cho hỏng luôn”, nhưng họ không biết rằng loại tư tưởng đó mới chính là thứ làm “hỏng” họ thật sự. Bị người khác đánh gục không đáng sợ, bởi vì chúng ta luôn có vô số cơ hội để thắng lại, nhưng nếu như bạn tự đánh gục bản thân, lựa chọn bỏ rơi chính mình, thì lúc đó mới thật sự là thua cuộc.
James Dyson là nhà sáng chế nổi tiếng người Anh, giàu đến nỗi ông còn sở hữu nhiều đất hơn nữ hoàng. Trước khi thành công như ngày hôm nay, ông cũng đã từng thất bại đến 5126 lần. Nhưng ông chưa từng bỏ cuộc. Ông nói: “Đó vốn không phải là thất bại, đó là kinh nghiệm tích góp để đi đến thành công mà thôi.”
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết