Sau khi phục hồi các thu nhập từ ảnh hưởng của dịch bệnh, một số người đã nhìn về bước tiến tài chính phía trước và đặt ‘các biện pháp phòng thủ tài chính’ để vượt qua giai đoạn bất ổn tiếp theo.
Sau khi phục hồi các thu nhập từ ảnh hưởng của dịch bệnh, một số người đã nhìn về bước tiến tài chính phía trước và đặt “các biện pháp phòng thủ tài chính” để vượt qua giai đoạn bất ổn tiếp theo.
58% người Mỹ nói rằng họ đang ở trong “chế độ phục hồi tài chính”, theo Nghiên cứu về Tiến độ và Kế hoạch năm 2021 gần đây của Northwestern Mutual. Cuộc khảo sát hàng năm, được thực hiện vào tháng 3 bởi The Harris Poll bao gồm phản hồi từ hơn 2.300 người lớn.
Khi được hỏi cách “phòng thủ” tốt nhất của họ trước sự bất ổn kinh tế trong tương lai, hai câu trả lời chính từ những người được hỏi là có quỹ khẩn cấp hoặc tiết kiệm (30%) và có kế hoạch tài chính (27%).
Dưới đây là năm biện pháp bảo vệ tài chính mà bạn có thể bắt đầu áp dụng ngay bây giờ để xây dựng sự giàu có và chuẩn bị cho bạn đối phó với sự bất ổn kinh tế trong tương lai.
1. Ưu tiên tiết kiệm
Marguerita Cheng, một nhà hoạch định tài chính và là đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Blue Ocean Global Wealth ở Gaithersburg, Maryland, cho biết: “Gửi tiết kiệm không thể làm cho bạn giàu có, đặc biệt là khi lãi suất hiện tại đang ở mức quá thấp. Nhưng bạn cần điều đó, đặc biệt là khoản tiền khẩn cấp cho mọi chi phí phát sinh ngoài dự kiến”.
Tiết kiệm cá nhân tăng 10%, theo báo cáo của Northwestern Mutual. Đó là xu hướng mà nhà phân tích Ted Rossman hy vọng sẽ tiếp tục tăng lên. “Đặc biệt là sau dịch bệnh, có rất nhiều cám dỗ để nói có khi mọi thứ, từ đi ăn, đi nghỉ, đi xem nhạc được hoạt động trở lại. Bạn nên cân nhắc điều đó để chi tiêu một cách có trách nhiệm”.
Các chuyên gia tài chính như Suze Orman khuyên nên tiết kiệm sáu tháng hoặc thậm chí một năm chi phí chi tiêu trong trường hợp khẩn cấp.
2. Trả nợ
Ngay cả khi bạn đang tiết kiệm, hãy cố gắng giảm bớt nợ, đặc biệt là nợ thẻ tín dụng lãi suất cao. Rossman nói: “Bạn sẽ có nhiều tự do hơn khi không phải trả những khoản thanh toán đó”.
Để đưa ra kế hoạch thanh toán, các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu bằng cách lập danh sách tất cả các khoản nợ, bao gồm cả số dư và tỷ lệ. Nếu bạn đã sử dụng thẻ tín dụng lãi suất 0% để thanh toán chi phí trong thời kỳ dịch bệnh, Rossman khuyên nên theo dõi khi lãi suất ưu đãi hết hạn.
Có một phương pháp là “quả cầu tuyết”, nhắm mục tiêu vào khoản nợ có số dư nhỏ nhất trước tiên. Hoặc bạn có thể áp dụng theo phương pháp “tuyết lở”, trong đó bạn phải trả khoản nợ cao nhất trước.
3. Cải thiện điểm tín dụng của bạn
Điểm tín dụng thực sự là một con số quan trọng trong tài chính của bạn, bởi vì nó quyết định bạn có được chấp thuận cho các khoản vay và hạn mức tín dụng hay không. Và nếu bạn có, thì ở mức lãi suất nào.
Có điểm tín dụng “tốt” hoặc “rất tốt” có thể giúp bạn tiết kiệm trong những năm tới với lãi suất thấp hơn cho các khoản vay mua ô tô, thế chấp và thậm chí cả thẻ tín dụng. Một số cách bạn có thể cải thiện điểm tín dụng của mình là thanh toán hóa đơn đúng hạn mỗi tháng, giảm tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng.
4. Tiết kiệm để nghỉ hưu
Ngay cả khi bạn đang thực hiện các mục tiêu tài chính khác, hãy suy nghĩ trước về tương lai. Cheng nói: “Mọi người nên tiết kiệm để nghỉ hưu”. Bởi nó như một sự tích lũy của cải. Bạn đầu tư càng sớm, lãi kép theo thời gian càng có tác dụng làm tăng tiền của bạn lên. Cách này có thể giúp bạn nghỉ hưu được thoải mái hơn.
5. Hãy quan tâm tới cả bảo hiểm
Mitchell nói, một trong những phần quan trọng thường bị bỏ qua nhất của kế hoạch tài chính là bảo hiểm. Có một kế hoạch cụ thể về bảo hiểm trong cuộc sống có thể giúp bạn tạo mạng lưới an toàn và tránh những khoản chi tiêu bất ngờ có thể khiến mắc nợ.
Mitchell nói: “Khi mọi người nghĩ về kế hoạch tài chính, họ chủ yếu nghĩ về tài sản đầu tư, nghỉ hưu hoặc tín dụng. Nhưng bạn cần suy nghĩ về rủi ro khi có thể ập đến trong cuộc sống. Bởi vì chúng có thể biến cuộc sống của bạn mất trật tự ngay lập tức”.
Mitchell hy vọng cuộc sống bình thường trở lại sau dịch bệnh, mọi người hãy lùi lại một bước và suy nghĩ về tình hình tài chính một cách có thái độ và cân nhắc về những gì muốn tiết kiệm tiền.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết