Chi tiết về góc nhìn chọn cổ cánh ngon cơm ra sao, mời anh em theo dõi tiếp bên dưới bài viết. Let’s go!
1. Xác định view ngành “thơm”
Nôm na tức là những ngành có triển vọng trong tương lai, được hưởng lợi về vĩ mô,… điều này rất quan trọng vì ngành nghề “có biến” sẽ thúc đẩy cực mạnh cho giá của từng doanh nghiệp riêng rẽ trong ngành đấy.
2. Sàng, lọc ra cổ “kim cương”
Với quan điểm đầu tư thuần về giá trị, thì các công ty đều có giá trị thực của nó. Cũng giống như cái Iphone 12 Pro Max, chiếc SH-i, bó rau, con cá ngoài chợ… thì cổ phiếu về bản chất chẳng khác gì cả. Câu hỏi mà bạn cần phải trả lời, chính bản thân rằng: “Vậy giá trị của doanh nghiệp mình đang nắm giữ ở đâu?”. Và để giải đáp cho câu hỏi trên thì xin thưa rằng, có rất nhiều phương pháp để định giá doanh nghiệp như: P/E, P/B, DCF, EV/EBITDA, RNAV,… Ngoài ra còn phụ thuộc vào ngành nghề, mà chúng ta nên chọn bộ công thức tính toán phù hợp nhất.
3. Chú ý biên an toàn (Margin of Safety – MOS)
Dựa trên nguyên tắc định giá doanh nghiệp, không phải lúc nào cũng là một cái giá nhất định. Mà là một vùng giá nhưng đau đầu hơn nữa đó là “cái vùng” ấy không phải lúc nào cũng chính xác. Mà sẽ biến thiên tùy thuộc vào: Vĩ mô ngành, tình hình kinh doanh, dòng tiền doanh nghiệp, độ “thân thiện” của đội lái, rủi ro ngoài ý muốn… Ví dụ một số nhà đầu tư lỗi lạc theo style này như B. Graham, W. Buffett, P. Town… thì biên an toàn họ mong muốn dao động từ 25-50%.
4. Kỷ luật và chờ đợi
Thị trường chứng khoán giống, như một cô gái trẻ 18 trăng tròn. Với bản tính “sáng nắng, chiều mưa” nên có những lúc VN-Index sẽ “đạp” cổ phiếu của bạn đang ngắm ở một mức giá không thể hời hơn. Thay vì cứ cắm đầu đu xanh, đu trần theo đám đông. Nên vì vậy, bạn phải chuẩn bị một list cổ “ngon” lúc nào cũng trong tâm thế “em rơi là anh hốt”. Lưu ý! Tuyệt đối không mua với giá bằng, hoặc cao hơn giá mình đã tính toán.
5. Chăm chút danh mục của mình
Không phải là cứ kè kè so giá nhảy nhót trên bảng điện. Mà là theo sát diễn biến doanh nghiệp về nội tại, tình hình kinh doanh… Nếu không có vấn đề gì thì thôi, cứ tận hưởng thành quả. Còn nếu có “biến” thực sự thì phải té ngay. Một sai lầm nhiều anh em nói rằng, đầu tư dài hạn mua vứt đó là không đúng nhé. Hãy nhìn lại những tấm gương “vứt đó” từ trên đỉnh như: HAG, HSG, HBC, HVG… Dù là đầu tư hay đầu cơ thì vẫn phải có nguyên tắc quản trị rủi ro cho bản thân.
6. Chốt lãi
Phần đáng mong đợi nhất trong cả quá trình, đó là tận hưởng thành quả sau bao ngày “chăm bón”. Về bản chất thì ngay từ đầu, anh em đã mua cổ phiếu của doanh nghiệp dưới giá trị thực. Nên khi thị trường “trả lại” đúng, phản ánh bằng thị giá trên sàn. Mọi người đã có một khoản lợi nhuận tương đối rồi. Nhưng trừ khi thị giá kéo quá xa giá trị, hay muốn cơ cấu qua mã khác “ngon” hơn. Thì mới enter “Sell”! Còn không thì cứ điệp khúc gồng lãi ngày qua ngày thôi.
Và đến đây kỳ quan thứ 8 “Lãi kép” dần xuất hiện, khi chúng ta tái lặp lại quy trình ở trên, một cách nhuần nhuyễn nhất có thể. Đầu tư là cả một quá trình chứ không phải là đích đến. Hy vọng bài viết bên trên có thể giúp anh em phần nào bổ sung thêm kiến thức trong quá trình đầu tư của mình.
Chúc các nhà đầu tư thành công!
LifeHub