Sau đây là danh sách 7 chiếc xe hơi khó tìm nhất trên thế giới được xếp hạng bởi CarBuzz.
1. Aston Martin DBR1 (1956)
Aston Martin đã chế tạo chiếc xe đua DBR1 với mục đích thi đấu trong Giải vô địch xe thể thao thế giới. Chiếc xe đã giành được những thành tích đáng kinh ngạc trong lịch sử xe đua của Aston nói riêng và Vương quốc Anh nói chung. DBR1 không chỉ vô địch trong mùa giải 24 Hours of Le Mans năm 1959 mà còn trở thành 1 trong 3 chiếc xe hơi giành chiến thắng trong Giải vô địch xe thể thao thế giới trong cùng năm, bên cạnh hai chiếc Ferrari.
Chưa dừng lại ở đó, chiếc xe tiếp tục lập kỷ lục với sáu lần vô địch Giải vô địch xe thể thao thế giới trong thập niên 50 và ba lần liên tiếp giành chiến thắng trên đường đua Nurburgring 1.000 km.
DBR1 sở hữu bộ điều khiển bao gồm Stirling Moss và Carroll Shelby. Trên thế giới chỉ có 5 chiếc duy nhất được chế tạo và hiện chiếc DBR1 cuối cùng đang được bán với giá lên đến hơn 22,5 triệu USD (gần 532 tỷ đồng).
2. Ferrari 250 GT California SWB Spider (1960)
Ferrari 250 GT California SWB Spider là chiếc xe vô cùng nổi tiếng trong giới sưu tập. Đặc biệt hơn, chiếc xe đã từng xuất hiện trong bộ phim “Ferris Bueller’s Day Off”.
Chỉ có 55 chiếc 250 GT được chế tạo từ năm 1953 đến năm 1964, bao gồm cả phiên bản đường trường và phiên bản xe đua. Hiện nay, nhiều nguồn thông tin cho rằng 36 chiếc vẫn còn tồn tại.
Vào những năm 1960, phiên bản xe đua GTO dường như là mẫu xe hiếm nhất và đắt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, hiện tại, phiên bản đường trường lại được săn đón nhiều hơn, với mức giá dưới 15 triệu USD (khoảng 353,7 tỷ đồng).
3. Porsche 917 (1970)
Porsche 917 là một trong những mẫu xe làm nên tên tuổi của thương hiệu xe hơi Porsche. Đây là một chiếc xe đua nguyên mẫu đã hai lần giành chiến thắng tại giải Le Mans, đánh dấu những chiến thắng đầu tiên của Porsche tại sự kiện này.
Porsche 917 sở hữu trọng lượng không quá lớn, được trang bị động cơ 12 xi-lanh phẳng sản sinh công suất 520 mã lực và có thể đạt tới 1.500 mã lực khi tăng áp.
Tại giải Le Mans năm 1971, Porsche 917 đã lập được bốn kỷ lục, giành được vai chính trong bộ phim Le Mans với Steve McQueen.
4. Bugatti Type 41 Royale Coupe Napoléon
Từ lâu, Bugatti đã là một đối thủ đáng gờm của Rolls-Royce trong phân khúc xe hạng sang cỡ lớn. Type 41 được chế tạo từ năm 1927 đến năm 1933, nặng khoảng 3.175 kg và được trang bị động cơ sáu xi-lanh 12,7 lít, trở thành một trong những chiếc xe lớn nhất trên thế giới.
Bugatti thậm chí đã lên kế hoạch cho phiên bản nâng cấp của chiếc xe, với tên gọi Royale Kellner Coupe và số lượng giới hạn 25 mẫu để bán cho hoàng gia. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại do tại thời điểm đó, châu Âu đang đối mặt với cuộc Đại suy thoái, ảnh hưởng rất lớn đến giới hoàng gia tại châu lục này.
Bugatti đã bán được 3 trong số 7 chiếc do hãng chế tạo, tuy nhiên không chiếc nào thuộc về hoàng gia. Người duy nhất thuộc dòng dõi hoàng gia sở hữu chiếc xe là Vua Alfonso của Tây Ban Nha, nhưng ông đã bị phế truất trước khi nhận được chiếc xe. Ettore Bugatti đã giữ 1 chiếc, và 1 chiếc khác đã bị phá hủy trong một vụ tai nạn, vì vậy hiện chỉ còn 6 chiếc tồn tại, mỗi chiếc có một thiết kế khác nhau. Chiếc Bugatti Type 41 mà Ettore sở hữu thuộc phiên bản Coupe Napoléon. Chiếc xe này sau đó đã được bán cho một đại gia tư nhân.
5. Ford GT40 Mk I Road Car
Để cạnh tranh với Ferrari, Ford đã sản xuất ít nhất 25 chiếc xe đường trường tương đương với xe đua. Cụ thể, con số này là 31 chiếc đối với dòng GT40 Mk I Road Car, tất cả đều được sản xuất tại nhà máy Ford Advanced Vehicles ở Slough, Vương quốc Anh. So với những chiếc xe đua, GT40 Mk I chỉ khác biệt ở những chi tiết đắt tiền như thảm, túi đựng đồ bằng vải ở cửa, bật lửa và bánh xe thời trang. Mặc dù những chi tiết này khiến GT40 không được săn đón như Ferrari 250, tuy nhiên, tại giải Le Mans, GT40 đã giành chiến thắng chung cuộc trước 250.
6. Mclaren F1 LM (1998)
McLaren đã chế tạo 7 phiên bản đường trường dựa trên mẫu xe đua F1 để kỷ niệm vị trí thứ nhất, thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ mười ba trong mùa giải 24 Hours of Le Mans năm 1995.
F1 LM được chế tạo trên khung gầm của chiếc F1 huyền thoại với các bộ phận chuyên dụng cho xe đua, bao gồm phanh gốm carbon, gói khí động học và động cơ không giới hạn tạo ra công suất 671 mã lực trong khi chỉ nặng khoảng 1061,8 kg, giúp chiếc xe đạt được tốc độ thậm chí vượt qua những chiếc xe đua thông thường khi chạy trên đường đua tiêu chuẩn.
Mặc dù được lên kế hoạch sơn toàn bộ mẫu xe với màu cam đu đủ, vốn là màu xe đua của Bruce McLaren, tuy nhiên, có 2 chiếc F1 LM đã xuất xưởng với màu đen dành cho The Sultan Of Brunei.
7. Mercedes-Benz 300 SLR Uhlenhaut Coupe
Hiện nay, mẫu xe 300 SLR Uhlenhaut Coupe của Mercedes-Benz chỉ còn lại số lượng rất ít được bán đấu giá với mức từ 40 triệu đến 50 triệu USD (khoảng 943,4 tỷ đến 1179,2 tỷ đồng). Thậm chí, 1 trong 2 nguyên mẫu 300 SLR Uhlenhaut Coupe sản xuất năm 1995 với cửa cánh chim được bán với giá lên đến hơn 140 triệu USD (khoảng 3301,9 tỷ đồng).
Đặc biệt, Mercedes đã bán 1 chiếc trong tổng số 300 chiếc SLR Uhlenhaut Coupe để tài trợ cho chương trình học bổng dành cho sinh viên trong các lĩnh vực khoa học môi trường và khử cacbon. Chiếc xe được đặt theo tên của người sáng chế, đồng thời là kỹ sư trưởng, Rudolf Uhlenhaut. Đây cũng là một chiếc xe đáng chú ý trong quá trình phát triển của Mercedes, thúc đẩy các tiềm năng kỹ thuật trong những năm 1950.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết