Tiếp đà tăng trưởng giai đoạn 2020-2021, BĐS nghỉ dưỡng ven đô được dự đoán còn nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai. Kèm theo sự bùng nổ xu hướng du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe, loại hình BĐS nghỉ dưỡng ven đô kết hợp với trị liệu sẽ trở thành “vùng trũng” hút dòng tiền đầu tư.
Sức bật của BĐS nghỉ dưỡng ven đô bất chấp dịch
2020-2022 được ví là thời kỳ bùng nổ của thị trường BĐS nghỉ dưỡng ven đô khi nhu cầu về loại hình sản phẩm này gia tăng mạnh mẽ, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh. Thay vì lựa chọn điểm du lịch xa, hầu hết người dân thành thị tìm về các vùng nghỉ dưỡng cách Hà Nội 1-2 tiếng. Sự đổi thay trong “khẩu vị” về du lịch mà loại hình BĐS nghỉ dưỡng ven đô lại trở nên sôi động, trái ngược với diễn biến của những sản phẩm BĐS khác.
Một kết luận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam trước đó ghi nhận những chỉ số minh chứng cho sự sôi động của thị trường BĐS có tiềm năng nghỉ dưỡng ở vùng ven. Đơn cử như tại Hoà Bình, Thái Nguyên, nơi có lợi thế BĐS nghỉ dưỡng, ghi nhận tốc độ giao dịch tốt và có mức tăng giá từ 20-50%.
Số liệu thống kê của batdongsan.com.vn cũng cho hay, mức giá của địa điểm cách Hà Nội khoảng 100km đều ghi nhận tốc độ tăng mạnh, cụ thể như Hoà Bình tăng 106%, Thái Nguyên 57%. Thị trường BĐS khu vực có tiềm năng nghỉ dưỡng núi như Yên Bái, Sơn La… cũng bắt đầu dần trở nên sôi động.
Trong một toạ đàm trước đó, PGS.TS. Trần Kim Chung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định, BĐS du lịch nghỉ dưỡng ven đô Hà Nội có nhiều tiềm năng và dư địa tăng trưởng. Đây là phân khúc thị trường có nhu cầu lớn, nhưng vẫn đang khan hiếm tại các địa phương lân cận, tiếp giáp Thủ đô. Tại các địa phương có tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng, quy hoạch hạ tầng giao thông kết nối với Hà Nội đã sẵn sàng đón các NĐT.
Vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng
Các chuyên gia nhận định, không chỉ ở hiện tại mà trong tương lai, BĐS nghỉ dưỡng ven đô sẽ còn tiếp tụcminh chứng đà tăng trưởng nhờ lợi thế và tiềm năng sẵn có. Ngay cả các NĐT cũng đặt kỳ vọng lớn về tỷ suất sinh lời của loại hình này bởi nguồn cầu vẫn chưa có dấu hiệu ngừng gia tăng trong khi nguồn cung còn hạn chế. Mặt khác, theo quy luật bình thông nhau, trong bối cảnh dự án trong nội đô nhỏ giọt, quỹ đất đang khan hiếm, giá tăng quá cao thì dòng tiền sẽ chảy mạnh vào kênh đầu tư mới như BĐS nghỉ dưỡng ven đô là điều tất yếu.
Giới chuyên gia nhấn mạnh, bên cạnh nhu cầu xê dịch đầu tư, xu hướng nghỉ dưỡng ven đô trở thành động lực góp phần làm sôi động thị phần này. Đặc biệt là sự góp mặt của các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng kết hợp với dịch vụ tái tạo sức khoẻ.
Bởi lẽ, ngay trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, “khẩu vị” du lịch của du khách đã khác. Thay vì nghỉ dưỡng đem đến tính trải nghiệm và giải trí, khách du lịch dần ưu tiên tới dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhưng tắm khoáng nóng, yoga, trị liệu… Đây cũng là nguyên nhân mà loại hình BĐS nghỉ dưỡng ven đô gắn liền với chăm sóc sức khoẻ lại “đắt” khách.
Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, sức ép về môi trường, công việc và cuộc sống, xu hướng du lịch, nghỉ dưỡng gắn với thiên nhiên, gắn với chăm sóc sức khỏe đang được người dân Thủ đô lựa chọn nhiều nhất. Với lợi thế cận kề Hà Nội và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ấn tượng, BĐS ven đô đang có cơ hội bứt phá, trở thành “vùng trũng” của thị trường BĐS nghỉ dưỡng miền Bắc trong năm 2022. Theo ông Đính, các NĐT chiến lược chắc chắn sẽ không thể bỏ qua dòng sản phẩm này.
Chung ý kiến đó, ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch nhận định, Covid-19 đã tác động rất mạnh mẽ đến ngành du lịch không chỉ về số lượng khách mà còn về nhu cầu, thị hiếu của du khách.
Theo ông Tuấn, đáng chú ý, đó là bối cảnh sau dịch đang nổi lên một xu hướng nghỉ dưỡng mới gắn liền với chăm sóc sức khỏe. Đây là một xu hướng thời thượng trên thế giới đã xuất hiện và phát triển khá nhanh trong giai đoạn vừa rồi.
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì gần như ai cũng lại muốn quan tâm đến vấn đề an toàn và chăm sóc sức khỏe. Thế nên, ông Tuấn nhấn mạnh, đây chính là xu hướng chủ đạo trong sự phát triển hiện nay. Nếu dịch bệnh được kiểm soát thì lập tức, đây có lẽ sẽ là thị trường phục hồi nhanh nhất.
Trong tương lai gần, khi dòng sản phẩm nghỉ dưỡng kết hợp với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ được cung ứng ra thị trường, đáp ứng đúng thị hiếu mới của khách du lịch, BĐS nghỉ dưỡng ven đô sẽ còn tiếp tục giữ vững vị trí của một kênh đầu tư hấp dẫn, tỷ suất sinh lời tốt.
Lifehub tổng hợp