Warren Buffett và Charlie Munger, hai nhà đầu tư được tôn vinh vì những quyết định và quá trình suy nghĩ sáng suốt của họ.
Họ không chỉ giỏi nghĩ mà còn giỏi làm nhờ thói quen đọc sách và tư duy chặt chẽ theo công thức 80/20.
1. Bạn đang làm gì?
Một điều được biết đến rằng Warren Buffett dành phần lớn thời gian để đọc và suy nghĩ. Đó là điều đầu tiên ông ấy làm khi đến văn phòng của mình ở Omaha. Theo người viết tiểu sử của ông ấy, Alice Schroeder, Buffett đọc ít nhất 5 giờ mỗi ngày. Ông đọc báo, tạp chí, báo cáo hàng năm và sách.
Đối với nhiều người, đọc có vẻ như không tính là một hoạt động. Đọc sách không có vẻ gì là hoạt bát cả. Và từ bên ngoài nhìn vào, có vẻ như bạn đang không làm gì cả. Tôi nghĩ rằng đó vấn đề đầu tiên trong thách thức mà chúng ta đang chỉ ra trong bài viết này. Xã hội phương tây của chúng ta thiên vị đối với việc làm. Hãy nghĩ về tần suất khi mọi người hỏi bạn câu hỏi này: “Bạn đang làm gì vậy?” Bạn có thể nghe thấy câu hỏi đó khi bạn ở trường. ở nơi làm việc hoặc ở nhà, mọi lúc mọi nơi. Mọi người muốn LÀM một cái gì đó mọi lúc. Hoạt động là chìa khóa.
Tôi đoán là tỷ lệ suy nghĩ/làm tại hầu hết các tổ chức là khoảng 10/90. Chúng ta dành nhiều thời gian hơn để làm hơn là suy nghĩ. Nếu chúng ta rút ra một bài học từ cuốn sách của Buffett và Munger, chúng ta có thể nói rằng đó không phải là một tỷ lệ hiệu quả.
Theo Peter Bevelin, tác giả của cuốn sách Poor Charlie’s Almanack, Buffett và Munger có thói quen cố gắng dành nhiều thời gian để học hỏi và suy nghĩ hơn là làm.
Điều đó có nghĩa là tỷ lệ mà những người này dành cho việc suy nghĩ/làm là khoảng 80/20. Để nói rõ hơn, tôi chỉ đoán thôi, nhưng qua cách nhìn bên ngoài, đó tỷ lệ mà Buffett và Munger có.
2. Bản chất của bạn là gì?
Vậy thì, chúng ta có nên dành 80% thời gian vào việc suy nghĩ? Nó phụ thuộc vào hai yếu tố:
Bản chất của bạn – Công việc của bạn.
Một số người là những người tư duy bẩm sinh. Họ thích dành thời gian để suy nghĩ. Họ thích đọc sách. Và họ thích nói về ý tưởng. Cũng có những người ghét điều đó. Bài học ở đây là mọi người đều khác nhau. Bạn có thể là người thích suy nghĩ, nếu không, bạn sẽ chả đọc bài viết này. Một người chỉ hành động mà không bao giờ suy nghĩ sẽ không bao giờ bỏ ra năm phút để đọc nó.
Nhưng lượng suy nghĩ chúng ta cần cũng phụ thuộc vào công việc của chúng ta. Warren Buffett là một nhà đầu tư giá trị ông ấy đưa ra rất ít quyết định.
Nhưng một khi ông ấy làm, ông ấy đưa ra quyết định lớn và đặt cược lớn. Ngoài đầu tư, có rất ít ngành nghề như thế. Hầu hết chúng ta cần thực thi nhiều hơn. Chúng ta cần thực hiện cuộc gọi, viết email, có các cuộc họp và tạo ra mọi thứ. Vì vậy, mặc dù tôi đã tìm thấy một tỷ lệ lý tưởng phù hợp với hầu hết mọi người (mà tôi sẽ nói sau), hãy nhớ rằng luôn luôn nhìn vào bản chất và công việc của bạn. Tỷ lệ lý tưởng của bạn phụ thuộc vào hai điều đó. Nhưng còn những người không thích suy nghĩ và muốn làm nhiều hơn thì sao?
3. Viết 500 cuốn sách trong 42 năm
Isaac Asimov được coi là một trong những nhà văn phong phú nhất của thế kỷ 21. Cuốn sách đầu tiên của ông, Pebble in the Sky, được xuất bản vào năm 1950.
Vào thời điểm ông qua đời năm 1992, ông đã viết khoảng 500 cuốn sách. Một số cuốn sách của ông rất ngắn, nhưng đó vẫn là một thư mục khá ấn tượng. Điều đó cho thấy có khoảng một cuốn sách được ra mỗi tháng. Khá nhiều thứ phải làm. Có vẻ như có rất ít sự không hoạt động trong cuộc sống của ông ấy trong những năm đó. Ông ấy cho xuất bản hết cuốn sách này đến cuốn sách khác.
Có vẻ như tỷ lệ của ông ấy là 100% làm việc. Ông ta có lẽ có thể CÙNG MỘT LÚC vừa suy nghĩ vừa làm việc. Hầu hết chúng ta không làm được như vậy. Chúng ta chỉ có thể làm một trong hai mà thôi.
4. Hãy quyết đoán
Chúng tôi đã xem xét hai trường hợp tiêu biểu. Buffett và Munger dành phần lớn thời gian để suy nghĩ.
Asimov dành phần lớn thời gian để làm.
Thật không may, các ngoại lệ không đại diện cho thực tế. Tuy nhiên, chúng ta có thể học hỏi từ họ. Điều tôi học được là chúng ta cần phải quyết đoán. Warren Buffett sẽ không thể nổi tiếng như thế này nếu ông không đặt cược lớn. Và Asimov sẽ không thể viết 500 cuốn sách mà không cam kết viết mỗi ngày. Cuộc sống của cả hai người đều khác nhau, nhưng cả hai đều quyết đoán trong hành động của họ. Và đó là chìa khóa để tìm ra tỷ lệ suy nghĩ / làm lý tưởng của bạn.
Không phải là số lượng mà chúng ta bỏ ra suy nghĩ, chất lượng mới là quan trọng. Nếu bạn dành 40% thời gian để suy nghĩ trong khi thiếu quyết đoán, bạn sẽ lãng phí thời gian của mình.
Ngược lại, nếu bạn chỉ dành 1% thời gian để suy nghĩ và nếu như bạn rất quyết đoán, bạn đang trở nên hiệu quả.
5. Quy tắc 20/80 của tư duy hiệu quả
Tôi sống theo cái mà tôi gọi là “Quy tắc 20/80 của tư duy hiệu quả”. Tôi nghĩ rằng đối với hầu hết các chuyên gia trong thời đại ngày nay, tỷ lệ suy nghĩ so với làm là đủ. Mặc dù tôi là một người tư duy bẩm sinh, tôi cần phải nhắc nhở bản thân thực thi nhiều hơn tôi nghĩ.
Một lần nữa, vấn đề không nằm ở tỉ lệ, nó là chất lượng suy nghĩ của bạn. Và cuối cùng, chất lượng suy nghĩ của bạn tác động đến kết quả bạn đạt được. Hãy nhớ rằng kết quả không mong muốn trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi, những suy nghĩ và quyết định tồi thì không.
Lý do bởi vì bạn không có bất kỳ quyền kiểm soát nào đối với những gì đã xảy ra – nhưng bạn có toàn quyền kiểm soát những thứ sẽ xảy ra sau này. Đó là vì sao tỷ lệ 20/80 có thể sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền bạc và sự lo lắng.
Khi bạn dành thời gian để suy nghĩ mọi thứ, bạn sẽ ít có khả năng đưa ra quyết định mang tính cảm xúc hơn.
Khi bạn quyết đoán, bạn đưa ra quyết định và bám sát nó – đó cũng chính là cách mà chúng ta đạt được mục tiêu của mình.
LifeHub