Những người có trí tuệ cảm xúc cao hiểu rõ suy nghĩ của những người xung quanh nên họ luôn làm những việc mà mọi người thích. Điều này giúp họ gặt hái được nhiều cơ hội và triển vọng lớn trong tương lai.
Có lẽ bạn cũng thắc mắc vì sao người có IQ kém thì luôn được cảm thông, nhưng EQ kém thì lại bị kỳ thị có đúng không? Lý do rất đơn giản, là vì IQ có thể nói là một thứ bẩm sinh, rất khó để trao dồi, còn EQ thì ngược lại, đó là một thứ có thể học hỏi và phát triển dễ dàng. Một đứa trẻ bẩm sinh kém thông minh nhưng cách cư xử lại rất lễ phép và hiểu chuyện thì tại sao lại không được yêu thương nhiều hơn cơ chứ! Ngược lại, nếu một người bẩm sinh thông minh, nhưng không có ý thức trau dồi EQ của bản thân, luôn đối xử vô tâm với tất cả mọi người thì đó là điều chính họ tự lựa chọn, và họ đã chọn không tôn trọng người xung quanh bằng cách không trau dồi EQ của bản thân.
Qua giải thích trên, có lẽ bạn cũng đã hiểu hơn vì sao nhiều bậc cha mẹ ngày nay vô cùng quan tâm đến việc trau dồi trí tuệ cảm xúc cho con ngay từ khi còn nhỏ! Để hỗ trợ con phát triển EQ thật tốt, các bậc cha mẹ nên thu thập những phương pháp sau đây để giúp con phát triển tối ưu.
1. Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Để xây dựng một mối quan hệ tốt giữa người và người, trước tiên bạn phải hiểu rõ về bản thân, khi hiểu rõ mình thì bạn mới có thể thực sự thể hiện bản thân ra thế giới bên ngoài. Chúng ta phải trung thực, ngoài ra còn phải biết công nhận và khen ngợi người khác, nói năng phù hợp hoàn cảnh, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hòa đồng được với người khác, cải thiện lẫn nhau và nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình thông qua việc rèn luyện không ngừng.
Việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc là việc làm nên được bắt đầu từ khi con còn nhỏ, nếu đợi đến khi con trưởng thành thì cũng đã quá muộn rồi, lúc đó dù cho phương pháp huấn luyện có tốt đến đâu cũng vô dụng. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tranh thủ thời gian khi các con còn bé, dạy cho con nhiều hơn về “môn học bắt buộc” này.
2. Nắm bắt cơ hội
Hãy thay đổi quan niệm của bản thân, bạn nên coi cảm xúc của trẻ là một cơ hội để phát triển trí tuệ cảm xúc. Khi trẻ sinh ra cảm xúc tiêu cực, đừng lúc nào cũng nghĩ đến việc phải tiêu trừ nó càng sớm càng tốt. Chúng ta phải biết rằng trách nhiệm của cha mẹ không phải là lúc nào cũng khiến trẻ vui, mà trách nhiệm của cha mẹ là phải dạy cho con cách quản lý cảm xúc của bản thân. Chỉ khi nắm vững phương pháp quản lý cảm xúc, sau này lớn lên nếu có gặp lại những điều tương tự thì trẻ mới có thể tự an ủi bản thân và giải quyết vấn đề một cách độc lập.
3. Chấp nhận mặt xấu của trẻ
Trong quá trình trẻ trưởng thành chắc chắn sẽ khó tránh khỏi sai lầm và những lần tụt dốc. Chúng ta phải học cách chấp nhận mặt tối trẻ một cách đúng đắn, hiểu cho cảm xúc của chúng, thay vì mắng mỏ chúng một cách mù quáng, vì điều này sẽ vô tình tạo ra một cái lồng kìm hãm sự tự tin của chúng.
Chỉ khi áp dụng những phương pháp giáo dục đúng đắn thì trẻ mới có thể lớn lên một cách tích cực. Bằng cách này, bạn có thể dạy con hiểu được các giá trị đúng đắn, để trẻ hiểu được đạo lý chân thật ở bên trong những lần sai phạm. Đó không phải là những đòn roi hay là sự thất bại, điểm kết thúc, mà sai phạm là cơ hội để ta phát triển tốt hơn, là con đường bắt buộc phải đi nếu con muốn thành công.
4. Trau dồi một tinh thần tích cực
Mối quan hệ giữa tâm lý và trí tuệ cảm xúc của một đứa trẻ gắn bó rất chặt chẽ với nhau. Khi một đứa trẻ mang một tâm thái tiêu cực đi giải quyết vấn đề, dù vấn đề đó là lớn hay nhỏ thì chắc chắn rằng đứa trẻ đó cũng không thể nào hoàn thành tốt được, thậm chí còn làm hỏng mọi việc, vô tri vô giác, không rõ mục tiêu của mình là gì.
Khi cha mẹ dạy con biết duy trì một tâm thái tích cực, thì tâm trạng và hành động của trẻ sẽ được thay đổi trong chớp mắt, bởi vì khi đó chúng đã hiểu rất rõ mục tiêu của mình là gì. Khi đối mặt với khó khăn, chúng sẽ không dễ dàng bỏ cuộc và rút lui nữa, ngược lại còn tràn đầy dũng cảm, tự tin đi chinh phục vấn đề, chúng sẽ không còn phàn nàn hay trốn tránh.
5. Nói chuyện với trẻ nhiều hơn về những gì trẻ nghĩ
Tư duy của trẻ vẫn chưa được ổn định, chúng giống như những áng mây trên trời, rất lơ lửng và thiếu chủ kiến, nếu không có mục tiêu cụ thể thì trẻ sẽ rất dễ chạy theo xu hướng một cách mù quáng, thiếu khả năng phán đoán, làm việc không có nguyên tắc và tư duy độc lập. Vì vậy, cha mẹ nên hỏi trẻ “suy nghĩ của con là gì” thật nhiều, để trẻ có thể làm rõ suy nghĩ và mục tiêu của bản thân.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết