Từ 15h ngày 11/11, xăng E5 RON 92 tăng 840 đồng/lít, RON 95 tăng 1.110 đồng/lít. Hiện, giá mặt hàng này đã lên mức 22.700-24.000 đồng/lít.
Chiều 11/11, liên Bộ Tài chính – Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần.
Theo đó, cơ quan điều hành quyết định tăng thêm 840 đồng trên mỗi lít xăng E5 RON 92, trong khi giá xăng RON 95 tăng 1.110 đồng/lít. Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 22.710 đồng/lít và xăng RON 95 là 23.860 đồng/lít.
Tương tự, giá dầu được điều chỉnh tăng. Cụ thể, dầu diesel giảm 90 đồng/lít còn 24.980 đồng/lít. Hiện, giá dầu vẫn cao hơn giá xăng trong nước. Như vậy, giá xăng trong nước tăng 4 lần liên tiếp sau 4 lần giảm.
Cũng trong kỳ điều hành này, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam sẽ tăng thêm 290-560 đồng với xăng và 160-660 đồng/lít dầu, tùy loại. Theo tính toán của Bộ Tài chính, tăng chi phí trên sẽ làm tăng giá cơ sở xăng E5 RON 92 và dầu diesel gần 50 đồng/lít; xăng RON 95 gần 150 đồng và dầu hỏa trên 720 đồng/lít.
Tính đến nay, mặt hàng xăng đã trải qua 30 lần điều chỉnh giá, trong đó có 17 lần tăng và 12 lần giảm, một lần giữ nguyên. Giá xăng E5 RON 92 và RON 95 đang ở quanh mức 22.500-24.000 đồng/lít, tương đương thời điểm cuối tháng 12/2021.
Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm việc thiếu xăng dầu
Liên quan đến nguồn cung xăng dầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả.
Trước đó, ngày 2/11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng, các Phó Thủ tướng tình hình thông tin, báo chí, dư luận xã hội liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành, trong đó có nội dung về điều chỉnh giá xăng dầu và việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công Thương.
Theo báo cáo, sau 3 lần điều chỉnh, giá xăng và các mặt hàng dầu trong nước đồng loạt đi lên trong kỳ điều hành ngày 1/11; giá xăng RON95-III vượt ngưỡng 22.750 đồng. Tuy nhiên, đến tối 1/11, nhiều cửa hàng xăng dầu ở Hà Nội vẫn “hết hàng” hoặc bán “nhỏ giọt”.
Về việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu, Báo cáo cho biết, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi đến 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu để phân giao sản lượng nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu thị trường cuối năm. Theo đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) dù kêu lỗ nặng trong 9 tháng đầu năm nay nhưng vẫn được Bộ Công Thương phân giao sản lượng nhập khẩu nhiều nhất với 2.145.000 triệu m3/tấn.
Xem xét báo cáo của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết