Tiểu hành tinh, sao chổi và thiên thạch khi nhìn qua kính viễn vọng trông giống nhau nhưng chúng có sự khác biệt rất lớn.
Theo định nghĩa của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), tiểu hành tinh, sao chổi và thiên thạch (sao băng) đều xoay quanh Mặt Trời.
Một tiểu hành tinh là thiên thể chủ yếu được tạo thành từ đá. Qua kính viễn vọng chúng ta có thể thấy chúng phát sáng, hầu hết các tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời đều được phát hiện trong vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc.
Một số tiểu hành tinh có hình cầu, một số thì thon dài và một số còn có một vệ tinh xoay quanh.
Giống như tiểu hành tinh, sao chổi cũng quay quanh Mặt Trời, nhưng kết cấu của nó không giống tiểu hành tinh khi được tạo thành bởi băng và bụi. Khi một sao chổi bay đến gần Mặt Trời, băng và bụi của nó bắt đầu bốc hơi tạo thành vệt như chúng ta thường gọi là đuôi sao chổi.
Quan sát sao chổi khi chúng đến gần Trái Đất chúng ta có thể thấy tốc độ đi chuyển của nó khá chậm, kể cả theo dõi được bằng mắt thường thì chúng vẫn nằm cách khá xa Trái Đất. Quá trình này có thể diễn ra trong nhiều giờ, đôi khi là vài ngày.
Định nghĩa về tiểu hành tinh hay sao chổi thì đã quá rõ, vậy thiên thạch hay sao băng là gì?
Theo NASA, thiên thạch là phần nhỏ của tiểu hành tinh hoặc sao chổi bị tách ra sau các vụ va chạm, chúng có kích thước từ nhỏ như viên sỏi hoặc lớn như một tảng đá.
Khi một thiên thạch đến gần Trái đất và đi vào bầu khí quyển của hành tinh chúng ta, nó được gọi là sao băng. Thiên thạch thường lao vào bầu khí quyển của Trái đất với tốc độ rất cao, vì vậy chúng nhanh chóng bốc cháy và tạo ra một vệt sáng gọi là sao băng.
Nếu bạn đã nhìn thấy một ngôi sao băng, rất có thể bạn đã nhìn thấy một thiên thạch và nếu nó vẫn không cháy hết sau khi vào bầu khí quyển và đâm xuống đất, nó sẽ được gọi là thiên thạch.
Như vậy, các tiểu hành tinh là đá, sao chổi là băng và các thiên thạch nhỏ hơn nhiều, là những ngôi sao băng mà bạn nhìn thấy trên bầu trời.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết