Với hy vọng thu thập dữ liệu quan trọng cho các kế hoạch đưa phi hành gia lên vũ trụ sau này, Pháp thử nghiệm đưa mèo lên vũ trụ mà không phải chó hoặc khỉ. Cho đến nay Félicette là chú mèo đầu tiên bay vào vũ trụ và trở về Trái đất an toàn.
Tại sao Félicetteđược chọn bay vào vũ trụ?
Câu chuyện của Félicette bắt đầu vào năm 1961. Thời điểm đó, Pháp nhận thấy không thể đứng ngoài cuộc đua khám phá vũ trụ. Đặc biệt là sau các bước tiến thành công của các cường quốc Mỹ và Liên Xô.
Trước đó, Pháp thực hiện một loạt nhiệm vụ của riêng mình. Pháp từng đưa chuột lên vũ trụ bằng tên lửa. Tuy nhiên, chuột không gây ấn tượng bằng chuyến bay của chó Laika và tinh tinh Ham. Hai loài động vật này nằm trong thử nghiệm của Liên Xô năm 1957 và của Mỹ vào 1919. Chuột cũng không mang lại những kết quả nghiên cứu cần thiết mà Pháp mong đợi.
Với hy vọng thu thập dữ liệu quan trọng cho các kế hoạch đưa phi hành gia lên sau này, Pháp lựa chọn mèo thay vì chó hoặc khỉ.
Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục y học hàng không vũ trụ Pháp (CERMg) chọn 14 con mèo cái cho nghiên cứu, trong đó có Félicette. Tất cả mèo được gắn số mà không phải tên. Chúng cũng được gắn các điện cực để ghi lại hoạt động của não bộ.
14 con mèo trải qua quá trình huấn luyện đào tạo nghiêm ngặt và khắc nghiệt chẳng khác nào các phi hành gia.
Chúng được đưa vào các thùng chứa nhỏ trong thời gian dài. Mục đích là để quan sát tâm lý chúng khi bị giam giữ. Chúng cũng được quay xung quanh trong một máy ly tâm, chịu tác động mô phỏng lực Gs của quá trình cất cánh và quay trở lại.
Cuối cùng, sáu con mèo đã được chọn để đi tiếp vào giai đoạn tiếp theo. Trong đó có một con mèo tuxedo (mèo hai màu đen trắng) với thẻ tên là “C341”.
Ở các giai đoạn cuối cùng, C341 được lựa chọn vì vẫn giữ được cân nặng, tình trạng sức khỏe. Quan trọng hơn cả là sau nhiều tháng huấn luyện khắc nghiệt, C341vẫn giữ được biểu hiện điềm tĩnh. Nó không hề hoảng loạn, sợ hãi hoặc tức giận phá phách giống những con mèo khác.
Chuyến bay lịch sử
Vào 8h sáng 18-10-1963, tên lửa Veronique được phóng đi từ Trung tâm Thử nghiệm phương tiện đặc biệt ở giữa sa mạc Sahara (Algeria), mang theo chú mèo C341.
Mèo C341 bé nhỏ đã phải trải qua lực gia tốc lên tới 9,5Gs. Lực này gần gấp đôi lực gia tốc mà các phi hành gia Apollo trải qua khi họ phóng lên Mặt trăng.
Sau khi đạt độ cao 157km, C341 chỉ “ở trong không gian” khoảng 5 phút. Sau đó, khi tên lửa bắt đầu hạ xuống, viên nang chứa C341 dần tách ra. Quá trình rơi xuống này, C341 cũng chịu sự tác động gia tốc tới 7Gs.
Ngay cả khi đã đáp xuống Trái đất, vì được gắn chặt vào ghế bởi các dây đai, nên C341 cũng chịu cảnh trong tư thế lộn ngược thêm nhiều phút nữa cho đến khi được các nhà khoa học đón ra.
Cuộc thử nghiệm thành công đã khiến Pháp vô cùng vui mừng. Ngay sau đó, họ công bố kết quả của mình và giới thiệu C341 với truyền thông thế giới. Lúc này, C341 cuối cùng cũng có một cái tên: Félicette.
Tuy nhiên, giống như Laika, câu chuyện của Félicette không có một kết thúc có hậu. Chúng là đối tượng nghiên cứu. Bởi thế, chỉ 2 tháng sau khi kết thúc thử nghiệm, Félicette được cho “chết êm ái”. Mục đích để nghiên cứu xem cơ thể nó đã bị ảnh hưởng như thế nào sau chuyến bay.
Sau khi “không thu được kết quả gì hữu ích”, không còn con mèo nào trên thế giới được đưa vào thử nghiệm tương tự nữa.
Không giống Laika, chuyến bay của Félicette dần chìm vào quên lãng. Đứng trước những thành công liên tiếp của các cường quốc khác, Pháp cũng dần rút khỏi cuộc đua bay vào vũ trụ.
Cho đến năm 2019, một bức tượng Félicette được đặt tại Đại học Không gian quốc tế ở Strasbourg, Pháp. Đại học TouloToulouse sau đó cũng thông báo sẽ đặt tên đài thiên văn sắp tới theo tên Félicette. Đài quan sát này được lên kế hoạch mở cửa vào năm 2023 và chọn “mèo vũ trụ” Félicette làm hình ảnh biểu tượng.
Những điều này có được là nhờ công của một người đàn ông yêu khoa học tên Matthew Serge Guy (London Anh). Anh tổ chức một chiến dịch trên trang vận động quyên góp Kickstarter nhằm xây tượng đồng tưởng niệm Félicette, sau khi nhận thấy ngay cả người Pháp cũng lãng quên Félicette.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết