Nhiều người càng cố thể hiện sự hoạt ngôn của bản thân càng bộc lộ trình độ EQ thấp của bản thân mà không hay biết.
Nhà văn nổi tiếng Ernest Hemingway từng nói: “Chúng ta mất hai năm để học nói, nhưng lại mất hơn 60 năm cuộc đời còn lại để học cách im lặng. Về sau này, khi càng nói nhiều, khoảng cách giữa con người lại càng xa cách hơn, mâu thuẫn cũng nhiều hơn”.
Những người càng thông minh thì càng phải ý thức rằng, trong cuộc sống, không phải lúc nào việc vui cười và nói chuyện với người khác cũng đem lại niềm vui. Những lời hay ý đẹp có thể đem lại sự thoải mái, vui vẻ trong giao tiếp nhưng ngược lại, nó cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi, tổn hại lợi ích của chính bạn.
Tất cả sự nhạy bén đó đều phụ thuộc vào trình độ EQ của mỗi người.
Lời nói phần nào phản ánh tâm hồn của mỗi người. Lời nói ra có thể bộc lộ rất nhiều điều về con người bạn. Vì thế, chỉ cần để tâm quan sát, chúng ta sẽ phần nào hiểu được trình độ EQ của một người, đánh giá họ có đủ khôn ngoan trong giao tiếp hay không.
Người có 3 biểu hiện này trong quá trình giao tiếp thường khiến người đối diện khó chịu, đánh giá là EQ thấp mà không hề hay biết:
1. Người thích thể hiện, hay khoe khoang
Những người tài giỏi thường ít thể hiện tài năng ra bên ngoài. Họ là những người rất giỏi giang, nhưng thường giao tiếp một cách rất bình thản, ít nói những điều to tát.
Ngược lại, những kẻ “thùng rỗng kêu to”, thích nói chuyện khoe khoang, nỗ lực thể hiện sự giỏi giang của mình lại là những kẻ càng ít bản lĩnh. Trong khi họ thao thao bất tuyệt về năng lực, sự giỏi giang của bản thân, thì những người khác đều nhìn thấu họ có trình độ EQ thấp, khiến người khác tránh xa.
2. Những kẻ đưa chuyện, thích soi mói đời tư người khác
Ở nơi công sở, rất nhiều người tự cho bản thân mình là người tốt, thích soi mói, đánh giá chuyện cá nhân của người khác. Họ tự cho bản thân là kẻ ngoài cuộc, không liên quan tới chuyện xấu, cho nên họ có thể dễ dàng đem chuyện của người khác ra đàm luận, phán xét. Đối với họ, rắc rối hay vấn đề của người ngoài đều có thể trở thành đề tài nói chuyện phiếm. Họ coi đó là cái cớ tùy ý bình luận, ra mặt phán xét, nêu cao sự chính trực, khôn ngoan và tử tế của bản thân.
Mặc dù, không hiểu rõ bản chất sự thật nhưng họ ra sức đàm luận, khiến người khác tổn thương.
Nhà triết học vĩ đại Socrates cũng từng giảng về đạo lý “ba cái sàng” trong giao tiếp: “Khi bạn muốn nói chuyện với ai đó, ít nhất hãy dùng ba cái sàng để lọc. Cái thứ nhất gọi là sàng chân thực, cái thứ hai là sàng thiện ý và cái thứ ba là hữu ích, chính là điều chúng ta muốn nói có quan trọng hay không.”
Nếu có chuyện bạn không hiểu, hãy im lặng, bởi vì bạn không bao giờ biết hết những gì người khác đã phải trải qua. Nếu bạn hiểu, thì càng nên im lặng hơn nữa.
3. Người thích nói nhảm, buông lời vô nghĩa
Hay nói năng không suy nghĩ, bản thân còn chưa thấu đáo cặn kẽ mọi chuyện đã bắt đầu nói nhảm là biểu hiện của 1 người có EQ thấp.
Kiểu người này thường luôn tìm ra đề tài câu chuyện để nói không ngừng trong các cuộc giao tiếp. Vì thế bầu không khí chẳng bao giờ trở nên tẻ nhạt, nhàm chán. Họ cũng không biết cách quanh co lòng vòng, có gì nói nấy, không âm thầm bày mưu tính kế trong từng câu từng chữ. Bản thân họ cho rằng, bản thân có khiếu giao tiếp, nói chuyện, thật là người khôn ngoan.
Tuy nhiên, nếu đặt trong những trường hợp quan trọng, những lời nói nhảm vô nghĩa có thể gây mất thời gian, gián đoạn sự tập trung, tạo ra cảm giác khó chịu cho đối phương. Mà đôi khi, họ cũng có thể vô tình nói lỡ, tiết lộ những điều không nên, dễ tạo thành những rắc rối không cần thiết.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết