Tuổi thọ trung bình của người Việt là 73, trong khi đó con số này tại Nhật Bản là 84 tuổi, trong ba năm liên tiếp, tuổi thọ trung bình của Nhật Bản vẫn đứng đầu thế giới. Dưới đây là 10 bí quyết bạn có thể học hỏi để sống lâu, khỏe mạnh như người Nhật.
Người ta thường nói muốn sống lâu thì phải thường xuyên vận động. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, điều này dường như không đúng lắm bởi người Nhật nói chung không có thói quen tập thể dục.
Cuộc khảo sát của The Lancet Global Health về các quốc gia ít yêu thích thể thao nhất trên thế giới cho thấy Nhật Bản đứng thứ 11 và 60% người dân không hoạt động thể thao nhiều. Tuy nhiên, trong nhiều năm, tuổi thọ trung bình của Nhật Bản luôn đứng đầu thế giới, vậy bí quyết sống lâu khỏe mạnh của họ là gì?
Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu, các nhà nghiên cứu đã điều tra dữ liệu chế độ ăn uống của 92.000 người Nhật Bản và phát hiện ra rằng thói quen ăn uống của họ thực sự khác với thói quen ăn uống của các quốc gia khác.
6 thói quen ăn uống giúp người Nhật sống lâu hơn
1. Ăn vừa đủ no
Người Nhật khi ăn sẽ để các loại thức ăn trong đĩa nhỏ với tổng lượng không nhiều và đa số mọi người có thói quen ăn no chỉ 80%.
Ngoài ra, theo khảo sát, lượng calo tiêu thụ trung bình hàng ngày của người Nhật là 2719 calo. Với lượng calo nạp vào ít hơn so với người dân của các quốc gia khác, gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa sẽ nhỏ hơn, giảm nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch.
Và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tế bào của con người sẽ chuyển sang chế độ bảo tồn một cách tự nhiên khi chúng mất nhiệt, tập trung vào quá trình tái tạo tế bào và sửa chữa DNA.
2. Ăn tươi
Ẩm thực Nhật Bản còn được gọi là “ẩm thực nước”, nói chung là ít dầu, ít muối, ít gia vị, nguyên tắc chế biến là càng giữ nguyên hương vị nguyên bản của nguyên liệu càng tốt.
Trong khi đó, các phương pháp xào, rán và nướng – được người Nhật hạn chế sử dụng – không chỉ dễ dàng phá hủy dinh dưỡng của thực phẩm mà còn có thể tạo ra các chất có hại. Thực phẩm hóa nâu ở nhiệt độ cao gây ra quá trình glycation, giải phóng các gốc tự do.
Khi có quá nhiều gốc tự do, chúng sẽ “tấn công” tế bào, phá hủy DNA, protein và các chất khác, đẩy nhanh quá trình lão hóa và chết của tế bào, tăng nguy cơ mắc bệnh và lão hóa sớm.
Đồng thời, điều này có thể sinh ra một số chất gây ung thư như benzopyrene, amin dị vòng, acrylamide…
3. Ăn thịt trắng
Nhật Bản là một quốc đảo nên trên bàn ăn của họ thường có nhiều hải sản hơn, đặc biệt là cá biển sâu – dữ liệu cho thấy trung bình mỗi người Nhật ăn hơn 100kg cá mỗi năm, con số này còn cao hơn lượng gạo họ tiêu thụ.
Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy những người thường xuyên ăn cá biển sâu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ…) và nguy cơ tử vong.
Cụ thể, nững người ăn ít nhất 175g cá biển sâu mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 16% và nguy cơ tử vong thấp hơn 18% so với những người không ăn hoặc ăn rất ít (<50g/tuần).
Cá biển sâu rất giàu axit béo omega-3, vitamin D, riboflavin, canxi, kẽm, sắt và các chất dinh dưỡng khác, từ lâu đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe.
4. Thường xuyên ăn các sản phẩm từ đậu nành
Theo thống kê, mức tiêu thụ đậu nành hàng ngày của người Nhật đứng đầu thế giới, khoảng 28g mỗi ngày. Và họ không chỉ ăn đậu phụ, họ có xu hướng thích các loại thực phẩm đậu tương lên men truyền thống, chẳng hạn như miso, natto…
Chất isoflavone chứa trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có tác dụng chống ung thư tốt, chủ yếu là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, đồng thời có thể ức chế hiệu quả sự lây lan của tế bào ung thư.
Và protein đậu nành đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (cholesterol xấu).
Sau quá trình lên men, đậu nành sẽ sinh ra nhiều loại hoạt chất sinh lý như nattokinase, vitamin K2 có khả năng hòa tan fibrin trong cơ thể, làm tan cục máu đông. Bên cạnh đó, nó còn chưa các chất như genistin – hoạt chất chống ung thư và natto bacillus sống có thể điều chỉnh sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột…
5. Thường xuyên ăn rong biển
Người Nhật ăn tảo bẹ, các loại rong biển và thực phẩm từ rong biển khác hầu như mỗi ngày, và đây là những thực phẩm biển có hàm lượng calo thấp, dinh dưỡng cao. Nó rất giàu khoáng chất, bao gồm iốt, kẽm, magiê, canxi, kali và hàng chục nguyên tố vi lượng khác cùng chất xơ.
Nó rất tốt cho hệ thống miễn dịch và sức khỏe tim mạch của con người, đồng thời cũng là “vũ khí” chống lại bệnh cao huyết áp và tiểu đường.
6. Thích uống trà
Người Nhật thích uống trà pha từ bột matcha – loại trà được làm từ mầm trà, hấp, sấy khô và nghiền thành bột – hơn là trà uống trực tiếp. Matcha cũng là một loại trà xanh, vì vậy nó có hầu hết các lợi ích sức khỏe tương tự như trà xanh.
Nhưng vì là bột nguyên lá, matcha thậm chí còn có hàm lượng một số chất nhất định, chẳng hạn như caffeine và chất chống oxy hóa cao hơn cả trà xanh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng matcha chứa chất chống oxy hóa gấp 137 lần so với trà xanh thông thường và gấp 3 lần so với các loại trà chất lượng cao.
Các chất dinh dưỡng trong trà có lợi rất nhiều trong việc tăng cường chức năng tim và thận, thúc đẩy tuần hoàn máu và hỗ trợ tiêu hóa.
4 hoạt động tận hưởng cuộc sống của người Nhật
1. Thích tắm nắng
Nhật Bản là quốc đảo có nhiều ánh nắng mặt trời, nhiều người già có thói quen tắm nắng. Và thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm ấm cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu.
Đồng thời, nó có thể bổ sung vitamin D và thúc đẩy sự hấp thụ canxi, rất hữu ích cho việc duy trì xương, có thể ngăn ngừa sự xuất hiện sớm của bệnh loãng xương.
Đừng coi thường bệnh loãng xương, tuy không trực tiếp gây tử vong nhưng rất nhiều biến chứng như gãy xương, nhiễm trùng phổi, lở loét khi nằm liệt giường, các bệnh tim mạch, mạch máu não sẽ gián tiếp dẫn đến tử vong.
Do đó, bạn nên phơi nắng khoảng 20 phút trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.
2. Chợp mắt vào buổi trưa
Nhiều người trung niên và cao tuổi có thói quen chợp mắt sau bữa trưa, đây thực sự là một cách tốt để giữ gìn sức khỏe. Ngủ một giấc ngắn có thể tiêu trừ mệt mỏi, buổi chiều tinh thần sảng khoái, tăng cường trí nhớ.
Nó cũng có thể làm cho việc tiết hormone trong cơ thể cân bằng hơn và ngăn ngừa bệnh tim mạch vành. Một nghiên cứu mới của Trường Y tế Công cộng Harvard cho thấy những người không có thói quen ngủ trưa có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 40% so với những người thường xuyên ngủ trưa.
Ngoài ra, các chuyên gia về giấc ngủ từ Viện Tâm thần học Đức phát hiện ra rằng 1 giờ trưa là thời điểm ngủ ngon nhất trong ngày. Ngủ một giấc ngắn vào thời điểm này có thể kích thích hiệu quả các tế bào bạch huyết trong cơ thể và tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch.
Thời gian ngủ trưa khống chế tốt nhất trong vòng 20-30 phút, không quá dài.
3. Say mê các trò chơi trí não
Nhiều người cao tuổi ở Nhật Bản thích chơi một số trò chơi trí não, điều này có thể giúp chống lão hóa não và cải thiện khả năng nhận thức.
Bộ não là “bộ chỉ huy” của cơ thể con người, khi bộ não còn trẻ thì các chức năng cơ thể đương nhiên sẽ lão hóa chậm hơn.
4. Quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống của chính mình
Ở hầu hết các nước phương Đông, nhiều người trung niên và cao tuổi dồn nhiều tâm sức vào việc chăm sóc con cháu. Nhưng người già ở Nhật Bản độc lập hơn và có xu hướng dành nhiều thời gian và sức lực hơn cho bản thân.
Họ thích đi du lịch cùng nhau, thích đi uống cà phê, xem phim và tham quan các phòng trưng bày nghệ thuật, họ sẽ đăng ký nhiều lớp học cho riêng mình.
Nói chung, họ giỏi tận hưởng cuộc sống và làm những gì họ yêu thích và muốn làm.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết