Đây đều là những kỹ năng cần thiết để thành công được Warren Buffett, Bill Gates và Kazuo Inamori đánh giá cao nhưng ít ai nhắc tới.
1. Giao tiếp và quản lý mối quan hệ
Thành công của mọi người không thể tách rời khỏi các mối quan hệ giữa các cá nhân. Mối quan hệ chính sự giàu có, là của cải riêng của mỗi người. Các bậc thầy kinh doanh đều là những người giỏi trong việc thiết lập các mối quan hệ và kiểm soát nguồn lực từ mối quan hệ họ có. Doanh nhân Susan Solovic từng nói: “Mọi người làm kinh doanh với những người họ biết, thích và tin tưởng”.
Muốn sở hữu networking chất lượng, việc đầu tiên bạn cần làm chính là trau dồi kỹ năng giao tiếp. Nhà sáng lập Microsoft Bill Gates nhắc tới kỹ năng giao tiếp trong bài báo “Bill Gates: Những kỹ năng cần thiết để thành công”.
Tỷ phú Richard Branson từng viết trên blog của mình: “Giao tiếp làm thế giới quay tròn, tạo điều kiện kết nối giữa con người với nhau, cho phép chúng ta học hỏi, phát triển và tiến bộ…Giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất mà bất kỳ lãnh đạo nào cũng có thể sở hữu”.
2. Làm chủ thời gian
“Thần” chứng khoán Warren Buffett từng nói: “Tiền có thể tiết kiệm được nhưng thời gian thì không”. Buffett không bao giờ trì hoãn và tuyên bố những thành tựu ông có được là nhờ không bao giờ lãng phí phút giây nào trong cuộc đời. Một trong yếu tố làm nên sự giàu có của ông chủ Hathaway Berkshire được một chuyên gia nhận định đơn giản là Buffett đầu tư sớm hơn và tích lũy lâu hơn nhiều người khác.
Khi một người biết trân trọng thời gian, tương lai của anh ta sẽ giàu có hơn. Lý do tại sao những người giàu có thể trở nên giàu có là họ tích lũy thời gian. Họ dành nhiều thời gian để nghĩ đến ý tưởng kinh doanh và làm việc chăm chỉ để kiếm tiền trong khi những người khác vẫn đắm chìm vào vô vàn hình thức giải trí khác nhau sau giờ làm.
Thời gian là “tài sản” được phân phát gần như công bằng nhất nhưng tận dụng “tài sản” này thế nào, quản lý và tận dụng nó để làm giàu ra sao là tùy thuộc ở mỗi người.
3. Suy nghĩ độc lập
Cách suy nghĩ của người giàu luôn khác biệt, không chỉ về tiền bạc mà còn về mọi thứ. Trong khi mọi người cố gắng để làm theo những gì họ vẫn thường làm như một lối mòn, người dành thời gian và năng lượng để tạo ra con đường của riêng họ luôn có khả năng giàu có.
Điều này không có nghĩa bạn phải làm ngược lại những gì phần còn lại của thế giới đang làm mà là sự can đảm làm theo những gì bạn cảm thấy quan trọng, có tiềm năng phát triển chứ không phải chạy theo suy nghĩ của đám đông.
Tỷ phú David Geffen sở hữu khối tài sản 9,9 tỷ USD vào năm 2021 từng bỏ học đại học. Nhà điều hành thu âm và sản xuất phim người Mỹ kiếm được hàng triệu USD nhờ thành lập các công ty thu âm, ký hợp đồng với một số nhạc sĩ nổi tiếng nhất thập niên 70,80. Ông đã không chọn con đường mà nhiều người cho rằng dễ dàng nhất để thành công mà chọn làm việc không biết mệt mỏi với sự tin tưởng vào tiềm năng của các nghệ sĩ, và Geffen đã có những thành tựu đáng ngưỡng mộ.
4. Đam mê với việc mình làm
Theo “thần” kinh doanh Kazuo Inamori, một người đủ đam mê và yêu thích công việc của mình, sự giàu có chỉ là chuyện sớm muộn. Warren Buffett cũng từng nhấn mạnh tiền chỉ là “sản phẩm phụ” được tạo ra khi ông làm công việc mình yêu thích. Làm công việc mình đam mê giúp bạn có kỷ luật, sẵn sàng dốc toàn lực để đắm chìm vào nó.
Nhưng hãy nhớ rằng, việc tìm kiếm công việc mơ ước cũng không hề dễ dàng. Hành trình đến với 1 triệu USD đầu tiên của các triệu phú cũng mất trung bình 8 năm, theo Entrepreneur. Không chỉ vậy, hầu hết họ đều gặp phải nhiều thất bại trước khi thành công như cựu CEO Microsoft Steve Ballmer, Rupert Murdoch của đế chế truyền thông Fox hay thậm chí cả Buffett.
Điều giúp họ bước qua thất bại không chỉ là tài năng mà còn là bởi họ yêu thích và tin tưởng con đường mình chọn. Vậy nên nếu bạn đã tìm được đam mê của mình, đừng ngần ngại đầu tư thời gian và tâm sức để trở thành người giỏi trong lĩnh vực của mình.
Nếu chưa biết mình đam mê điều gì, hãy kiên trì thử và tiếp tục thử cho đến khi bạn có kết quả phù hợp nhất. Trong giới startup, có một khái niệm gọi là sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP). Nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực ra đó là “các bước nhỏ của thử nghiệm và có lỗi sai, rồi lặp lại nhanh chóng”. Thông qua chu trình “sản xuất – xem xét – điều chỉnh – tái sản xuất”, chúng ta sẽ thử được nhiều việc mình làm mà không tốn quá nhiều thời gian.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết