Bước vào tuổi trung niên, nhớ rằng phải biết nhìn xa, đừng để sự sung túc nhất thời che mắt, kẻo nửa phần đời sau của bạn rất mỏi mệt, cực khổ.
Để đảm bảo sự ổn định cho bản thân sau khi về hưu, thứ quan trọng nhất mà bạn cần giữ chính là tiền. Nói ra thì thật đau lòng, nhưng thứ đáng tin cậy nhất đối với những người đã qua tuổi 50 chỉ có tiền. Cho nên bạn phải biết cách giữ tiền.
Nói đến phương diện giữ tiền thì người xưa cũng có một câu: “Tiền không đưa 3 người, tài không tham 3 vật.” Nếu muốn nửa đời sau được thuận lợi trôi qua một cách yên bình thì đừng dại mà không tin.
1. “Tiền không đưa 3 người”, nên “keo kiệt” đôi chút
Nhà văn Oscar Wilde từng nói: “Khi tôi còn trẻ, tôi nghĩ tiền là thứ quan trọng nhất trên đời. Bây giờ khi tôi đã già, tôi nhận ra rằng nó chính xác là như vậy.”
Có ai mà không yêu tiền? Cuộc sống thực sự không thể tách rời khỏi tiền bạc. Hơn nữa, kiếm tiền giống như tích cát thành tháp, mà tiêu tiền thì lại giống như nước chảy xuống biển. Nếu bạn không biết quản lý tài chính, thì dù cơ ngơi của bạn có là núi vàng thì cũng sẽ rất nhanh chóng bị hao mòn. Điều đáng sợ nhất đối với một người có lẽ là “bản thân còn sống, nhưng tiền thì đã tiêu hết rồi”.
Mặc dù về già, chúng ta có thể để con cái chăm sóc. Nhưng liệu điều kiện kinh tế của chúng có đủ khả năng đó hay không? Liệu chúng có hiếu thảo hay không? Có khi bạn muốn bao nhiêu còn phải nhìn vào sắc mặt của con dâu và con rể. Chỉ có cách biến mình thành một người keo kiệt thì nửa đời sau bạn mới có thể tự dựa vào chính mình.
Trong cuốn sách “Stories Old and New” của Phùng Mộng Long có một câu chuyện như thế này:
Có một người đàn ông góa vợ tên là Nghê Thái Thủ, tuổi đã ngoài 60. Gia đình ông có rất nhiều đất và cũng tiết kiệm được một gia tài đồ sộ. Tuy nhiên, ông vẫn không muốn giao toàn bộ số tiền đó cho con trai mình là Nghê Thiện Kế. Vì trong lòng Nghê Thái Thủ hiểu rõ, con trai mình là một người vừa tham vừa tàn nhẫn.
Qua vài năm sau, Nghê Thái Thủ tái hôn và có một cậu con trai nhỏ, tên là Nghê Thiện Thuật. Thấy trong nhà có thêm một người tranh giành gia sản, Nghê Thiện Kế tức giận đến nỗi nghiến răng nghiến lợi.
Khi Nghê Thái Thủ qua đời, ông đã viết một di chúc, và căn dặn nhiều lần với người vợ thứ hai của mình là bà Mai Thị, không được công bố ra ngoài cho đến khi đứa con trai út trưởng thành. Bà Mai Thị bấm bụng chịu đựng, đợi Nghê Thiện Thuật đến tuổi thiếu niên liền rút di chúc ra, kiện Nghê Thiện Kế tội chiếm đoạn tài sản. Quan huyện biết được sự tình, hết lòng giúp nhà họ Nghê phân chia lại tài sản, mặc dù Nghê Thiện Kế không muốn nhưng cũng không thể cãi lại lệnh quan.
Chúng ta đều thấy rõ, Nghê Thái Thủ đã dốc toàn sức để giữ vững sự hưng thịnh của gia đình, bằng cách giữ thật kỹ tiền của mình, không để cho người con tham lam muốn làm gì thì làm. Từ thực tiễn của người xưa và sự phân tích về xã hội ngày nay, khuyến nghị bạn không nên đưa tiền cho 3 loại người sau đây.
Thứ hai, những người thân biếng làm, ham ăn. Nếu bạn cho họ tiền, đồng nghĩa là bạn đang khuyến khích những thói quen xấu đó phát triển. Ngay cả anh chị em cũng cần phải tính toán, đừng quá hào phóng. Ai cũng phải tự chịu trách nhiệm về phần đời của mình.
Thứ ba, người ngỏ ý muốn giúp bạn quản lý tài chính. Luôn có một số người biết bạn có tiền tiết kiệm sẽ trăm phương ngàn kế chiêu dụ bạn đi làm mấy việc liên quan đến quản lý tài chính, ví như mua bảo hiểm các loại,v.v.. Họ sẽ nhân danh thiện chí, người thân, bạn bè để làm những việc trục lợi cho bản thân. Nên nhớ, chỉ khi tiền nằm trong tay chính mình thì chúng ta mới có thể yên tâm. Dù là người thân đến đâu thì cũng nên giữ một tia nghi hoặc ở trong lòng.
Hãy giữ ví tiền của bạn thật chặt, trông thì có vẻ keo kiệt nhưng như vậy thì trong lòng sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều và cuộc sống cũng sẽ được đảm bảo.
2. “Tài không tham 4 vật”, buông bỏ dục vọng
Người xưa nói: “Người chết vì tiền, chim chết vì ăn.” Quả rất đúng!
Hãy ghi nhớ một chân lý rằng: “Sống một cuộc đời ít dục vọng mới là cách tốt nhất để tự cứu lấy chính mình.”
Thứ nhất, cái lợi bất chính và thất đức thì không nên tham. Ví như, lợi dụng chức vụ để lấy đồ của công mang về nhà riêng, tuy là bạn chiếm được lợi ích, nhưng cũng sẽ bị mọi người xem thường. Hoặc nếu cái gì ở nhà cha mẹ đẻ, bạn cũng “chôm” về cho gia đình riêng của mình mà không có sự bàn bạc với anh chị em thì chắc chắn sẽ gây ra mâu thuẫn. Điều đáng nói ở đây chính là bạn lấy đi hết những thứ tốt rồi thì khi cần, cha mẹ sẽ dùng gì? Chúng ta không thể làm những hành động ích kỷ như vậy.
Thứ hai là không tham tài phú bất minh. Ví như, không nên lấy tiền nhặt được trên đường làm của riêng, bạn nên trả lại cho chủ hoặc gửi đến đồn cảnh sát. Hoặc đối với các đồ vật có giá trị cũng vậy, chỉ cần nó không rõ nguồn gốc thì không được tham, nên vứt đi càng sớm càng tốt.
Làm ở nơi công sở, có được một vị trí nhất định, nếu có người biếu xén quà cáp thì bạn cũng nên lo hơn là nên mừng. Bởi vì “không có việc gì thì không lên điện Tam Bảo”, biếu quà giá trị thì ắt sẽ có chuyện lớn cần nhờ vả. Khi bạn chịu nhận món quà đó, đồng nghĩa bạn sẽ bị kiểm soát bởi những người khác. Mà sự việc đó thậm chí còn có thể khiến bạn bị mất việc, hại nhiều hơn lợi. Sự giàu có mà khiến bạn ngày đêm thấp thỏm thì cũng vô nghĩa, dù cho có dư dả thì cũng không giữ lại bên mình được bao lâu.
Thứ ba, không tham tài phú không cát tường, mang nhiều tai họa. Ví dụ, không lấy đồ cúng trong nghĩa trang. Nếu mang về nhà sẽ chiêu dụ quỷ ma về, ngày tháng sau này cũng sẽ không yên ổn.
Thứ tư, không tham tài phú bất ổn, cầu mà không được. Có nghĩa là đừng làm những việc mình không nắm chắc, vì nó sẽ rất dễ thất bại.
Trong nửa sau của cuộc đời, bạn phải ổn định bản thân và dành nhiều thời gian cho mình. Dù không quá thành công cũng không sao, chỉ cần bạn có thể sống một cuộc sống đơn giản, biết đủ là phúc. Những mối làm ăn lớn, những cơ hội béo bở, bạn đều phải nhịn, bình tâm một đoạn thời gian rồi hãy quyết định sau. Mọi thứ vào độ tuổi ngũ tuần đều nên nắm bắt thật kỹ rồi hãy hành động. Nếu bản thân cảm thấy mơ hồ thì tuyệt đối đừng làm.
Nói tóm lại, vào độ tuổi đã qua 50, tiền chi ra không nên quá hào phóng, tài vật cầu về thì phải đúng với lương tâm. Bởi vì phần đời còn lại, bạn không còn bao nhiêu thời gian để trải nghiệm vòng lặp thất bại, đứng lên và thành công nữa.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết