Muốn xây dựng một nhân cách tốt, trước tiên hãy cố gắng bắt đầu bằng cách khen ngợi người khác.
Giao tiếp và đối nhân xử thế là “môn học” vô cùng phức tạp và rộng lớn trong cuộc sống. Ai cũng muốn trở thành “bậc thầy” thu phục lòng người để đi đâu cũng được chào đón và yêu thích, song không phải người nào cũng làm được.
Hãy nằm lòng 10 hiệu ứng tâm lý dưới đây để ứng xử tài tình, dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ:
1. Hiệu ứng bậc thang
“Bạn có thể cho mình mượn cây bút được không?”.
“Được”.
“Nhân tiện, làm thế nào để giải bài toán này?”.
“Dễ mà! Như thế này…”.
Hiệu ứng bậc thang: Sử dụng yêu cầu nhỏ hơn để thăm dò và dẫn dắt một người, khiến họ dễ dàng chấp nhận yêu cầu lớn hơn. Hiện tượng này giống như khi lên từng bậc thang lúc nào cũng dễ hơn việc cố gắng bỏ qua nhiều bậc để lên cao.
Muốn người khác đáp ứng cho bạn một yêu cầu tương đối khó khăn, đầu tiên hãy tìm cách để họ làm một điều không đáng kể cho bạn, xác suất họ đồng ý giúp đỡ sẽ lớn hơn.
2. Hiệu ứng im lặng
Muốn người khác nói sự thật với bạn, nhìn vào mắt đối phương khi họ nói chuyện và giữ im lặng. Không gian yên tĩnh sẽ làm cho đối phương cảm thấy áp lực, vô thức nói ra sự thật với bạn.
3. Hiệu ứng gương soi
Khi bạn bày tỏ quan điểm, hơi gật đầu và gửi một số tín hiệu tích cực cho người khác. Bạn sẽ phát hiện rằng họ vô tình bị ý thức của bạn đồng hóa và dễ dàng chấp thuận quan điểm của bạn.
4. Hiệu ứng bóng tối
Trong bóng tối, hai bên không thể cảm nhận rõ ràng cảm xúc của đối phương, có thể giảm đáng kể cảm giác bất an. Bởi lẽ khi không còn đối diện và nhìn rõ mặt nhau, đôi bên sẽ bớt ngại ngùng và dễ dàng mở lòng hơn, thậm chí độ tự tin cũng tăng dần.
5. Hiệu ứng ám thị
Muốn thay đổi khuyết điểm của một người, lớn tiếng chỉ trích không bằng làm gương. Con người có thể phát sinh phản ứng trong ám thị một cách vô tình.
Ví dụ, muốn người khác đến hẹn đúng giờ, bản thân bạn phải kiên trì mỗi lần đều đến đúng giờ, và vào ngày đối phương tình cờ không đến muộn, hãy khen ngợi họ, đây chính là lúc cho đối phương một gợi ý tâm lý, sớm muộn họ cũng sẽ thay đổi.
6. Hiệu ứng đám đông
Các tiêu chí đánh giá của một người dễ bị ảnh hưởng bởi cộng đồng và số đông, từ đó dễ dàng mặc định gán ghép nhận định vào đối tượng.
Ví dụ: “Đi du học, mặc định nói tiếng Anh tốt”, “Sinh viên của trường giỏi, đồng nghĩa với thông minh xuất chúng”…
7. Hiệu ứng khác giới
Trong nghiên cứu tâm lý, có một hiện tượng rất thú vị: trong các hoạt động có sự tham gia của cả hai giới, những người tham gia sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn so với các hoạt động chỉ có sự tham gia của một giới. Điều này là do nhu cầu tiếp xúc giữa hai nhóm giới tính khác nhau được đáp ứng.
8. Hiệu ứng kề cận
Chúng ta luôn thích tiếp xúc với người cùng chung sở thích và thế giới quan. Cảm xúc thăng hoa luôn đạt được bằng cách khám phá sở thích chung với nhau hoặc học hỏi sở thích của nhau.
9. Hiệu ứng lặp lại
Lần đầu tiên gặp nhau muốn tạo ấn tượng tốt, khi nói chuyện hãy thử lặp lại các từ khóa trong lời nói của nhau, chẳng hạn như người kia nói rằng anh ta “ăn gà cho bữa tối hôm nay”. Bạn có thể lặp lại “Món gà, ngon không?”.
Điều này sẽ làm cho người khác cảm thấy rằng bạn đang lắng nghe cẩn thận và quan tâm đến cuộc trò chuyện, từ đó có ấn tượng tốt với bạn.
10. Hiệu ứng phản chiếu
Muốn xây dựng một nhân cách tốt, trước tiên hãy cố gắng bắt đầu bằng cách khen ngợi người khác. Đối phương có thể dễ dàng liên hệ với mô tả của bạn về người khác. Hiện tượng này được gọi là “chuyển giao đặc điểm vô thức”, khi bạn luôn khen ngợi một người chân thành, tốt bụng và thông minh, đối phương sẽ tự nhiên hiểu những điều này là đặc điểm của bạn.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết