Bản lĩnh của một người chuyên nghiệp đến đâu sẽ quyết định người đó có thể trụ lại nơi làm việc bao lâu và sẽ tiến xa tới đâu.
Trong môi trường công sở, dù chúng ta thuần thục về chuyên môn thì cũng đừng để vuột mất các cơ hội, phát triển chỉ vì hành vi ngây thơ của mình.
Để tránh vấp ngã sai lầm, tốt nhất nên cẩn trọng trước 5 biểu hiện non nớt có thể khiến bạn bị cười chê, rước họa vào thân sau đây.
1. Ai bảo gì cũng làm
Khi còn ở nhà, ở trường lớp, sự vâng lời và ngoan ngoãn của bạn sẽ được tất cả mọi người tán đồng. Nhưng nếu bước vào môi trường công sở, nếu đồng nghiệp hay cấp trên bảo gì, bạn làm nấy, thì hãy cẩn thận kẻo trở thành “kẻ chạy việc vặt chuyên nghiệp”. Lúc đó, rót nước, mua trà chiều cho mọi người, in ấn và sao chép tài liệu… hoặc những việc vặt vãnh không đáng có ở nơi làm việc đều đến tay bạn.
Trên thực tế, không ai sẽ ghét người hiểu chuyện, ngoan ngoãn. Thông qua đó, bạn có thể đạt được cảm tình và “thu hoạch” nhiều mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu phải dành cả ngày để xử lý toàn việc vặt vãnh, vô nghĩa, hoặc phải lặp đi lặp lại một công việc theo cách máy móc, không có nội dung kỹ thuật thì bạn sẽ không có chỗ để phát triển.
Bạn phải học cách chủ động tìm tòi, chủ động suy nghĩ, chủ động thay đổi. Nếu nơi làm việc mà không có chỗ để rèn luyện kỹ năng, nâng cao trí tuệ thì đó chỉ là nơi thụt lùi.
2. Thẳng như ruột ngựa, nghĩ gì nói nấy
Ở nơi làm việc có một loại tính khí thẳng thắn, gọi là “không quan tâm đến cảm xúc của người khác”.
Nhóm người ngay thẳng này không nhất thiết phải có thành kiến hay ác ý đối với người khác. Không ít trong số họ vốn tốt bụng, hay giúp đỡ và ngây thơ.
Tuy nhiên, do có thói quen nói chuyện và hành động mà không nghĩ đến hậu quả nên họ luôn có khả năng làm việc xấu gây mất lòng người khác. Cuối cùng, không cần biết kết quả đem lại có tốt hay không, mọi người đều xa lánh, ghét bỏ họ.
Tính cách như vậy sẽ là một trở ngại lớn khi giao tiếp và hợp tác với mọi người. Ở nơi làm việc, nhóm người này đem tới cảm giác thiếu tin cậy và thiếu chín chắn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của họ.
Vì vậy đừng hành động quá mức ngay thẳng tại nơi làm việc kẻo xúc phạm tiểu nhân, mua dây buộc mình.
3. Cảm xúc mất kiểm soát
Khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân là một dấu hiệu quan trọng cho thấy sự trưởng thành của một người. Ở nơi làm việc, dù là người có chức vụ cao hay cấp thấp mà không kiềm chế được tính khí của mình thì sớm muộn gì bạn cũng trở thành kẻ thất bại ở nơi làm việc!
Những người mất kiểm soát cảm xúc thường rất dễ bộc lộ cảm xúc. Có người thì dễ nổi nóng, không tính đến hậu quả. Có người thì dễ xúc động, vui buồn đều lộ ra mặt, không biết giấu tài. Đây là biểu hiện của sự thiếu chín chắn ở nơi làm việc.
Môi trường làm việc chính là một ngôi trường khác, bài học đầu tiên chúng ta phải học chính là: Hãy là một người lớn trầm lặng. Không nên quá xúc động, tránh ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ đồng nghiệp và sự nghiệp của bạn.
4. Đùn đẩy công việc, không chịu học hỏi
Tại nơi làm việc, nhiều người thường có ảo tưởng rằng mình đã đủ giỏi giang và hiểu thấu nhiều điều. Khi có những trọng trách mới, họ không những không đón nhận mà còn từ chối và đùn đẩy. Họ từ chối học hỏi, từ chối phát triển, từ chối những điều mới.
Lạc quan và tự tin là đức tính tốt mà người làm nghề nào cũng cần phải có! Nhưng nếu tự tin một cách mù quáng sẽ chỉ ngăn bản thân tiến lên phía trước, giống như một chú rùa rụt đầu.
Kiến thức kinh doanh, vận hành phần mềm văn phòng và các kỹ năng nghề nghiệp đều không ngừng cập nhật, đổi mới liên tục. Do đó, ở nơi làm việc phải luôn giữ thái độ sẵn sàng học hỏi, có chí tiến thủ.
Đừng đợi cho đến khi lãnh đạo bố trí bạn làm việc nhưng bản thân bạn không biết cái gì. Cuối cùng, các cơ hội thăng chức tăng lương đều lần lượt lỡ mất, không thể tiến xa hơn.
5. Sợ hãi lãnh đạo, không dám trò chuyện với cấp trên
Có người sợ bố mẹ ở nhà, sợ thầy cô ở trường, đến lãnh đạo công ty cũng muốn trốn tránh. Bố mẹ thương bạn nên sẽ chủ động ấm áp. Thầy cô hiểu bạn nên sẽ chủ động dìu dắt. Nhưng môi trường làm việc thì không giống như vậy.
Đồng nghiệp hay cấp trên đều không có nghĩa vụ phải quan tâm, lo lắng cho bạn. Họ cũng không có trách nhiệm phải hết lòng nâng đỡ bạn. Những hành động né tránh và không giao tiếp của bạn chính là tín hiện cho sự thiếu tự tin, kém cỏi và thiếu tôn trọng bản thân.
Nếu bạn không thể nói chuyện với người lãnh đạo của mình thì họ sẽ không thể hiểu thêm về tính cách, năng lực và phẩm chất của bạn, từ đó đánh mất một cơ hội để giành lấy lòng tin. Một người giỏi giang đến mấy mà khuyết thiếu năng lực giao tiếp thì có thể sẽ gặp nhiều gập ghềnh, khó khăn hơn trên con đường sự nghiệp.
Nơi làm việc giống như một cuộc chiến không khói thuốc súng. Cho dù bạn là lính mới hay một cựu binh dày dạn kinh nghiệm, bạn phải có không ngừng tăng cường kỹ năng của mình nếu muốn có được chỗ đứng vững chắc và thăng tiến nhanh chóng.
Lifehub tổng hợp