“Tôi đang có ý định chuyển việc sang công ty mới, tôi đã phỏng vấn và công ty mới cũng đã gửi thư mời rồi, chỉ là chưa xin nghỉ việc ở công ty hiện tại thôi. Nhưng gần đây, công ty hiện tại đột nhiên tăng lương cho tôi, tôi phải làm sao đây?”.
Một người bạn của tôi đã gửi cho tôi đoạn tin nhắn trên. Có lẽ cũng có rất nhiều người bị kẹt vào trường hợp nan giải như anh bạn của tôi. Nếu như bạn là một trong số đó thì hãy cùng tham khảo vài giải pháp sau đây nhé!
Từ tình huống này, chúng ta có thể rút ra được 2 thông tin mấu chốt: thứ nhất, đó là dự định từ chức, đã đi phỏng vấn và được công ty mới gửi thư mời; thứ hai, bạn dự định chuyển sang một công ty mới, nhưng không ngờ rằng công ty hiện tại lại tăng lương cho bạn, vì vậy, nó khiến bạn do dự.
Tại thời điểm này, để tháo gỡ nút thắt rất đơn giản, bạn chỉ cần tự hỏi bản thân một câu, rằng lý do ban đầu khiến bạn muốn từ chức là gì?
1. Nếu vì lương quá thấp, bây giờ công ty tăng lương rồi thì không cần nhảy việc nữa
Bởi vì bạn chưa đề cập đến việc từ chức, nên cho dù bạn không rời đi thì cũng không cần lo lắng sếp hay đồng nghiệp nghĩ xấu về mình.
2. Nếu do khó hòa đồng được với đồng nghiệp
Trên thực tế, có thể nói vấn đề này luôn luôn tồn tại ở khắp mọi nơi. Vì vậy, nếu bạn giải quyết vấn đề này bằng cách nhảy việc thì rõ ràng là không hợp lý. Thậm chí là khi đến công ty mới, có khả năng bạn sẽ gặp phải những người đồng nghiệp còn khó ở hơn công ty hiện tại. Trường hợp này sẽ ép bạn vào ngõ cụt còn bế tắc hơn là những gì bạn đang phải trải qua ngay bây giờ.
Tôi từng có một người bạn như thế. Cô ấy làm nhân viên bán hàng cho một công ty hơn một năm. Sau đó, cảm thấy rằng không gian phát triển của công ty quá nhỏ, vì vậy cô ấy đã nghĩ đến việc chuyển sang công ty khác.
Kết quả là cô ấy nhảy sang một công ty tư nhân với quy mô khoảng 200 nhân viên, lương cũng cao hơn trước. Nhưng không ngờ sau khi vào làm, cô lại phát hiện đồng nghiệp ở đây rất khó ở khó chiều, nên mới đi làm được một tháng cô đã xin nghỉ việc.
Sau đó, cô ấy tìm thấy một công ty nhỏ khác chỉ có vài chục nhân viên, nhưng kết cục vẫn chỉ làm được một tuần là lại nghỉ việc. Lý do cũng tương tự, cô ấy cảm thấy quy cách quản lý ở đó không có chuyên nghiệp, đồng nghiệp thì không hòa đồng.
Kết quả sau vài lần nhảy việc, cô đã thất nghiệp ở nhà. Vì vậy, nếu bạn thay đổi công việc chỉ vì đồng nghiệp của bạn không hòa đồng, thì rất có thể bạn sẽ mất nhiều hơn được đấy.
3. Nếu công ty cũng đã tăng lương, thì ở lại cố gắng phấn đấu vẫn tốt hơn
Nói chung, thực trạng của các công ty hiện nay đều tương tự nhau, họ đều muốn cắt giảm chi phí tuyển dụng nhân sự. Cứ cho là bây giờ bạn đậu vào một công ty mới, nhưng đừng quên, bạn vẫn còn phải khiêu chiến với thời gian thử việc, nếu công ty đột nhiên gặp khó khăn về tài chính trong thời gian bạn thử việc, thì rất có thể bạn vẫn sẽ bị sa thải cho dù có cố gắng đến đâu. Lúc đó bạn sẽ vừa mất đi công việc nhân viên chính thức ở công ty hiện tại, vừa mất luôn công việc mới mà bạn cực khổ lắm mới tìm được.
Vì vậy, quyết định ở lại công ty hiện tại là cách tiết kiệm tiền, thời gian và hạn chế rủi ro, lo âu nhất. Suy cho cùng, ở công ty hiện tại bạn cũng đã quen thuộc với các đồng nghiệp, môi trường hết rồi, nên nếu lựa chọn ở lại bạn sẽ không cần phải tốn công sức tạo mối quan hệ với các đồng nghiệp mới. Môi trường quen thuộc cũng sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, phát triển thuận lợi hơn.
Và điều cuối cùng, khi bạn ở lại một công ty càng lâu thì hồ sơ của bạn sẽ càng đẹp, điều này sẽ thuận lợi hơn cho bạn nếu muốn tìm kiếm công việc về sau này. Thử nghĩ mà xem, chẳng ai muốn thuê một người nay đây mai đó, làm công ty này được vài tháng, công ty khác thì chỉ được mấy tuần, có đúng không? Vì tiêu chí chung khi tuyển dụng của các công ty vẫn là ưu tiên những ứng viên có tiềm năng gắn bó với công ty lâu dài hơn.
Trên đây là một số ý kiến cá nhân mong có thể giúp ích được cho các bạn.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết