Có chứ, nghe chứ sao không nghe !
Rất nhiều người dùng Facebook (có cả Google, Instagram, Twitter,…) than vãn rằng họ và một người bạn đang tán gẫu và có nói về một món đồ gì đó, còn chưa có ý định mua. Ngay sau khi dừng cuộc trò chuyện, Facebook đã hiển thị ngay đến món đồ mà họ bàn luận. Vậy lời giải thích ở đây là gì?
Kỹ Thuật Lắng Nghe
Có một công ty tên là Alphonso, họ phát hành nhiều app và game lên cả Android và iOS. Một số app của họ có chức năng nghe tín hiệu TV để biết bạn đang xem chương trình gì. Điều đó nói lên nhiều về hành vi, nhu cầu và tính cách của họ. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên chương trình nấu ăn và nhà quảng cáo biết được điều đó, họ có thể hiển thị cho bạn mẫu quảng cáo về bộ nồi xoong chảo mới thông qua các kênh như Facebook, app, web… Thông tin này được chính Alphonso chia sẻ với New York Time vào năm 2018. Tất nhiên, khi dùng app, Alphonso có thông báo với người dùng về chức năng này, và bạn có thể tắt bật nó tùy ý muốn.
May mắn là hiện nay iOS và Android đều có cơ chế cấp quyền khi bất kì app nào muốn truy cập vào microphone, khiến cho việc theo dõi lắng nghe âm thanh kiểu Alphonso trở nên khó hơn. Tuy nhiên nhiều người vẫn không để ý và vẫn cho phép như bình thường.
Facebook có đang nghe lén bạn không?
Đây là một thuyết âm mưu mà chúng ta nghe nói tới rất nhiều. Facebook hay Messenger dường như biết được bạn đang nói chuyện gì với nhau để rồi hiển thị quảng cáo. Hiện tại chưa có bằng chứng rõ ràng cho việc này nhưng xét về công nghệ lắng nghe âm thanh đã phát triển rất nhiều, điều này cũng hoàn toàn có thể xảy ra.
Những gì mà một cựu nhân viên Facebook chia sẻ cho thấy rằng Facebook không làm điều đó, và thật ra Facebook không cần nghe lén bạn thì cũng đã đủ data để họ quảng cáo rồi (thông qua việc bạn tag, được mention, những nơi bạn check in, các ảnh bạn post lên…). Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện được việc Facebook nghe lén thông qua sự gia tăng đột biến về lượng data được app Facebook gửi về máy chủ nếu điều này có xảy ra.
Ngoài ra còn có vấn đề về ngôn ngữ. Giả sử Facebook làm được hết tất cả mọi thứ và hệ thống định hướng quảng cáo cũng chạy hoàn hảo. Như vậy chúng ta sẽ có những tình huống như sau:
“Tôi cần bay từ TP.HCM ra Hà Nội ngày 11/11, bạn nào có vé tốt pm” – Hiện QC cho Vietnam Airlines hay Vietjet Air hay Traveloka. Ok rất hợp lý.
“Tao bắn mày đó” – Hiện QC về súng? Oh No. (Tất nhiên, đấy chỉ là ví dụ về việc Facebook hiểu ngôn ngữ và hệ thống của họ hoạt động hoàn hảo theo cách vô kỷ luật)
Ngôn ngữ của con người là một hệ thống cực kì phức tạp, nó có thể có nhiều nghĩa khác nhau và cũng là bài toán vô cùng nan giải với thuật toán định hướng quảng cáo. Hệ thống AI này không thể nào gợi ý đúng tất cả mọi trường hợp nếu chỉ có những câu từ chung chung như thế.
Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng. Facebook có nghe lén bạn nhưng mục đích để phục vụ các nhu cầu cá nhân của bạn một cách tốt nhất, bởi thứ mà Facebook hướng đến nhiều nhất chính là trải nghiệm người dùng chứ không phải chỉ là việc thương mại hóa.
LifeHub