Kỳ nghỉ sẽ chẳng có ý nghĩa nhiều nếu như sau khi trải qua một kỳ nghỉ rất ngọt ngào và khi quay lại công việc, đống email tồn đọng khiến bạn thậm chí còn căng thẳng hơn cả trước cả kì nghỉ lễ.
Desiree Pascual là giám đốc nhân sự của Headspace Health với khoảng 1.000 nhân viên. Bất chấp lịch trình dày đặc trong giai đoạn phát triển vượt bậc của công ty, cô vẫn quyết định thực hiện chuyến du lịch kéo dài ba tuần ở Tây Ban Nha vào mỗi mùa hè để thăm bố mẹ.
Năm nay, cô ấy sẽ đi du lịch gần hết tháng 7 và cũng có kế hoạch nghỉ tiếp vào kỳ nghỉ đông, “bởi vì kỳ nghỉ một năm một lần là không đủ trong môi trường làm việc căng thẳng của chúng tôi hiện nay”, Pascual nói với CNBC Make It.
“Điều quan trọng là bạn phải dành thời gian cho kì nghỉ một cách thoải mái, đầy đủ và toàn tâm toàn ý”
Đây là lý do tại sao Pascual, 58 tuổi, nói rằng cô ấy không hề cảm thấy có lỗi khi xin nghỉ phép, tại sao cô ấy hoàn toàn ủng hộ chính sách nghỉ phép có lương không giới hạn của công ty và tại sao cô ấy từng viết email xin nghỉ phép của mình bằng biểu tượng cảm xúc (emoji). Dưới đây là câu trả lời của Pascual cho các câu hỏi này.
Cảm nhận của cô ấy về chính sách nghỉ phép có lương không giới hạn được công ty cô áp dụng như sau: “Đây là công ty đầu tiên tôi làm việc có chính sách như vậy. Tất nhiên, vào thời điểm ban đầu, tôi đã nghi ngờ về tính hiệu quả của nó.
Trong một công ty hoạt động theo sứ mệnh như chúng tôi, mọi người có xu hướng làm việc quá sức vì họ đam mê những gì họ đang làm. Tôi bắt đầu công việc của mình ở đây khi đại dịch bùng phát, vì vậy tôi đã thống nhất với nhân viên rằng chúng tôi sẽ không chỉ nói, “cứ nghỉ đủ số thời gian mà bạn cần”, thay vào đó, chúng tôi sẽ cần “vận hành nó”.
Vì vậy, mỗi thứ Sáu sẽ là “Ngày cho tâm trí thảnh thơi” hoặc ngày nghỉ của toàn công ty, nơi mọi người có thể dành thời gian chăm sóc bản thân. Chúng tôi cũng chính thức hóa các hình thức nghỉ phép khác nhau, như nghỉ thai sản, nghỉ thai sản của người cha, nghỉ mất người thân – những loại nghỉ phép khác nhau nói lên cách sống của mọi người.
Xin nghỉ phép bằng email chỉ có biểu tượng cảm xúc: Năm ngoái, tôi đã viết email xin nghỉ phép của mình chỉ dùng biểu tượng cảm xúc. Tôi muốn thổi một chút sáng tạo và ấm áp, thay vì chuỗi email khô khan, lạnh lùng theo khuôn mẫu mà chúng ta thấy ở nhiều nơi.
Tôi muốn thu hút sự chú ý của người đọc, khiến họ mỉm cười và khiến mọi người nói về điều đó một cách vui vẻ. Bởi vì khi họ nói về tin nghỉ phép của tôi, và họ bình thường hóa nó, thậm chí… có thể lập kế hoạch ăn mừng cho sự kiện ấy. .
Đó cũng là một cách vui vẻ để tôi chia sẻ thông tin về chuyến đi của mình. Vì vậy, lần tới khi ai đó nhìn thấy tôi, họ sẽ nói: “Tôi đã nhìn thấy lá cờ Tây Ban Nha trong email của bạn. Hãy kể cho tôi nghe chuyến đi của bạn và những gì bạn đã làm ở Tây Ban Nha”.
Tại sao cô ấy dự định sẽ không đọc bất kỳ email nào mà cô ấy nhận được trong kỳ nghỉ, ngay cả khi cô ấy trở lại làm việc?
Trong đơn xin nghỉ phép của tôi năm nay, tôi đã thêm vào một ghi chú, rằng: “Tôi hiện đang đi nghỉ và tôi sẽ không đọc bất kỳ email nào, kể cả sau khi tôi quay lại”. Kỳ nghỉ sẽ chẳng có ý nghĩa nhiều nếu như sau khi trải qua một kỳ nghỉ hai rất ngọt ngào và khi quay lại công việc, đống email tồn đọng khiến bạn thậm chí còn căng thẳng hơn cả trước cả kì nghỉ lễ.
Cảm thấy tội lỗi khi dành thời gian nghỉ ngơi?
Không. Tôi cũng là một nhà trị liệu tâm lý được đào tạo. Việc được đào tạo bài bản về tâm lý học đã cung cấp cho tôi một số cái nhìn sâu sắc về cách não chúng ta hoạt động về mặt cảm xúc và tinh thần.
Theo hiểu biết của tôi thì nếu bạn không dành thời gian nghỉ ngơi đúng nghĩa hoặc bạn cảm thấy tội lỗi và kiểm tra email hàng ngày, thì kì nghỉ đó không hoàn là một sự nghỉ ngơi mà là những ngày làm việc với khối lượng việc giảm đi một chút do đang trong thời gian vắng mặt mà thôi.
Tách bản thân ra khỏi công việc khi nghỉ ngơi: Thường khi tôi quyết định, tôi hiểu bất cứ điều gì khác đều phản tác dụng đối với mục tiêu của thời gian nghỉ. Là nhà lãnh đạo, tôi luôn hiểu, hoặc ít nhất là luôn cố gắng hiểu giá trị của những kì nghỉ và tại sao điều đó lại quan trọng với nhân viên. Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu như bạn thật sự nghỉ ngơi và khi bắt tay vào làm thì cố gắng làm việc hết công suất.
Liệu có trường hợp khẩn cấp trong công việc nào không? Không có vấn đề gì là không thể lường trước được. Hầu hết những thứ xuất hiện giống như trường hợp khẩn cấp không thực sự là trường hợp khẩn cấp. Nếu có điều gì đó bất chợt xảy đến, hãy tận dụng sự linh hoạt và năng lực làm việc nhóm để vừa giải quyết vấn đề, lại vừa không ảnh hưởng gì đến kì nghỉ của bản thân, hoặc của những người khác.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết