Chắc chắn những ai đã và đang đi làm cho doanh nghiệp đều từng bị cấp trên của mình mắng vì một lý do nào đó. Mỗi lần như vậy, bản phản ứng như thế nào?
Bất kể là ai đi chăng nữa, khi bị cấp trên mắng rất có thể bạn đang rơi vào 99% là bạn mắc lỗi, dù là một lỗi nhỏ. 1% còn lại cũng là bị mắng thôi nhưng là mắng oan cho bạn hoặc mắng vì một lý do nào đó rất củ chuối mà không phải do chính mình làm ra.
Gần như rất hiếm khi 1 người sếp mắng bạn điều gì đó không đúng và nếu có điều đó xảy ra, chuyện bạn cần làm là giải thích cho họ hiểu rằng họ đã hiểu lầm. Thông thường, điều tạo cảm giác ức chế nhất và cũng là tâm lý tự nhiên nhất của chúng ta đó là “tại sao người A cũng làm điều tương tự thì không bị xử phạt, không bị mắng, còn mình làm thì lại bị, thiên vị hay gì”. Vấn đề ở đây là, có thiên vị hay không không phải là vấn đề mà bạn cần quan tâm, và nếu có, bạn cũng chẳng giải quyết gì được.
Điều cần nhận thức là bạn đã mắc phải sai lầm, sai sót trong công việc, và thay vì đi so sánh trường hợp của mình với người khác, bạn phải nhanh chóng thừa nhận lỗi, khắc phục vấn đề và điều quan trọng là rút kinh nghiệm sâu sắc cho lần sau để giảm thiểu tối đa những sự cố như vậy có thể tiếp diễn nữa. Chuyện người khác cũng như vậy nhưng không bị mắng vì có thể vấn đề của họ chưa được phát hiện, có thể đơn giản vậy thôi.
Bị sếp mắng là điều không một ai mong muốn khi đi làm. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ mỗi người có thể duy trì thái độ tích cực, nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn để cố gắng cải thiện tình hình hay không mà thôi. Một khi lỗi sai đã quá rõ ràng thì nên chấp nhận và tìm cách khắc phục chứ đừng bảo thủ, nghĩ cách đổ lỗi cho người khác hay là nghĩ đến chuyện bỏ việc.
Bị Sếp mắng đến khi nào thì nghỉ việc?
Thừa nhận rằng không phải môi trường làm việc nào cũng là lý tưởng dành cho tất cả mọi người. Nó có thể phù hợp với người này nhưng không hợp với người kia. Điều quan trọng là mỗi người đều phải có cái nhìn toàn diện và ứng xử với một thái độ chuyên nghiệp.
Cứ sau mỗi 1 lần bạn bị mắng như vậy, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, thấy bản thân mình còn thiếu sót, đó cũng là động lực để cải thiện, hoàn thiện bản thân mình hơn. Điều này có ý nghĩa lớn, bởi nếu như vậy, đó là tiền đề để bạn có những bước tiến tốt hơn trong công việc, hoặc sau này, khi bạn có chuyển sang 1 môi trường làm việc mới, bạn cũng tự tin hơn với những bài học sâu sắc đó.
Nếu như công việc thực sự không phù hợp với bạn, bạn không đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu dẫn đến làm hỏng việc, công việc đó không cùng với định hướng phát triển sự nghiệp của bạn hoặc là bạn đã không còn tìm thấy giá trị của mình trong công việc đó nữa thì có lẽ đã đến lúc bạn nên nghỉ việc để tìm kiếm cho mình một định hướng mới.
Đôi khi, chỉ đơn giản rằng bạn không còn tìm thấy niềm vui trong công việc, bạn thấy áp lực khi mỗi ngày phải xách cặp đến công ty và lúc nào cũng trở về nhà trong trạng thái mệt mỏi thì tốt nhất nên dừng lại để tìm kiếm một công việc mới. Cuộc sống như vậy không ý nghĩa, bạn cũng không thể làm việc hiệu quả trong trạng thái cảm xúc đó và sẽ chẳng thể nào phát triển sự nghiệp của bản thân.
Còn đối với những trường hợp không còn phù hợp với công việc nữa hay có những lý do khác và bạn quyết định nghỉ việc thì có thể nghỉ ngơi và suy nghĩ cũng như tìm cho mình công việc phù hợp hơn. Đặc biệt khi bạn làm CV xin việc đừng quên ghi lại những cố gắng và thành tích của bạn để hồ sơ của mình đẹp hơn nhé. Tuy nhiên nhà tuyển dụng quan tâm nhất vẫn là năng lực và khả năng làm việc, chính vì vậy các bạn đừng ngại rèn luyện bản thân và thay đổi môi trường để có thêm cho mình nhiều hơn nữa những kinh nghiệm nhé.
LifeHub