Ta đánh đổi thời gian và tiền bạc, nhưng không phải lúc nào cũng nhận về kết quả như ý. Nguyên nhân có thể xuất phát từ 3 điều sau đây.
Khi mới ra trường, chúng ta còn đều sức trẻ và muốn cống hiến. Không ít người sẵn sàng làm việc quần quật từ sáng sớm đến tối mịt, thậm chí dù ở nhà cũng tự động tăng ca đến tận nửa đêm để hoàn thành nhiều công việc hơn.
Trong cuộc sống nói chung và trong kinh doanh nói riêng, mọi thứ không phải lúc nào cũng như ta muốn. Vì vậy mới có những lúc thất bại, cố gắng vươn lên, cố gắng phấn đấu, để rồi chẳng nhận lại được gì.
Ta đánh đổi thời gian lấy tiền bạc, nhưng thường không có mục tiêu rõ ràng, và chính điều này dẫn đến căng thẳng, thất bại. Nói cách khác, vấn đề nằm ở chính chúng ta. Chỉ nỗ lực sẽ không thể giúp ta trở nên giàu có hay thành công, nếu bỏ qua hàng loạt những yếu tố nội tại khác còn quan trọng hơn gấp nhiều lần.
1. Chọn đúng việc để làm
Trong con đường sự nghiệp, không phải hễ ai làm nhiều hơn, có thâm niên hơn thì sẽ thăng tiến nhanh hơn. Thực tế, một người chẳng di chuyển quá nhiều, chẳng làm hết việc nọ đến việc kia vẫn có thể phát triển bản thân thuận lợi hơn thế.
Có câu chuyện “Ngựa và lừa” kể rằng, trong khi ngựa rong ruổi khắp mọi nẻo đường, đi qua muôn dặm non sơn gấm vóc, chứng kiến vô số cảnh tượng khác nhau thì chú lựa vẫn chỉ ở lại ăn cỏ và kéo cối xay. Một bên ngẩng cao đầu về phía trước, còn bên kia cúi đầu làm việc trong im lặng. Đương nhiên, kết quả cả hai nhận về sẽ hoàn toàn khác nhau.
Lãnh đạo sẽ chẳng đánh giá mức lương và năng lực của mỗi người dựa trên số lượng công việc bạn đã làm và số giờ làm của bạn. Điều quan trọng nhất vẫn là dựa vào chất lượng và hiệu quả công việc bạn đạt được. Ở nơi làm việc không bao giờ thiếu những “con ong chăm chỉ”, nhưng làm việc chăm chỉ mà không có kết quả như vậy thì chẳng khác nào “giã tràng xe cát”. Cơ hội thăng tiến không có nhiều, do đó sẽ chỉ được trao cho những người xuất sắc.
Thay vì chỉ chăm chăm vào số lượng, tốt hơn bạn nên chọn các thứ tự ưu tiên và hoàn thành công việc một cách tốt nhất có thể. Ở nơi làm việc có một quy tắc: Làm nhiều cũng không bằng làm tốt! Thành tích là trọng lượng tốt nhất để thăng chức và tăng lương.
2. Chọn đúng người để kết giao
Ở nơi làm việc, nhiều người cho rằng, chỉ cần tập trung vào công việc của bản thân là đủ. Họ không bận tâm tới việc xây dựng những mối quan hệ xung quanh. Đồng nghiệp không hòa thuận, cấp trên không thân quen, thậm chí các cuộc tụ họp xã giao trong công ty cũng bị “né” gần hết. Đến cuối cùng, họ đánh mất một thứ còn giá trị hơn cả tiền bạc và chức vị, đó chính là mạng lưới quan hệ.
Có 3 kiểu người mà ai cũng nên kết giao khi có cơ hội: những người giỏi hơn bạn, những người khiến bạn trở nên nổi bật và những người nổi bật với bạn!
Bạn muốn trở thành người như thế nào thì hãy ở cạnh người như thế ấy, đứng cùng hàng với người mình muốn trở thành chính là chìa khóa để đạt được thành công. Một người có thể đi được bao xa phụ thuộc rất nhiều vào người đồng hành.
Trong cuộc sống thực cũng vậy, gặp gỡ những nhà lãnh đạo giỏi và gặp những người cao hơn là đủ để thay đổi quỹ đạo phát triển của bản thân.
3. Chọn đúng cách để đối thoại
Cùng một thông điệp, thông qua những cách nói khác nhau và biểu cảm khác nhau, ý nghĩa được gửi gắm có thể hoàn toàn thay đổi. Có người biết nói khiến người ta bật cười, có người không giỏi nói chuyện lại khiến người ta giật nảy mình vì hoảng hốt.
Dù bạn có thừa nhận hay không thì kỹ năng giao tiếp đặc biệt quan trọng ở nơi làm việc. Chỉ bằng cách nói chuyện, bạn có thể “ghi điểm” ngay với người lãnh đạo hoặc ngược lại, có thể rước họa vào thân bất cứ lúc nào và không dễ dàng đạt được lòng tin. Một người giỏi nói chuyện cũng thường có mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh và biết cách biến điều đó trở thành những cơ hội cho bản thân.
Trong một môi trường làm việc, ngoài năng lực của bản thân, bạn hoàn toàn có thể dựa vào tài ăn nói để đạt được sự thăng tiến. Hãy làm điều đúng đắn và nói chuyện với người phù hợp!
Vậy, làm thế nào để đối thoại tốt hơn? Trên thực tế, việc này đòi hỏi phải xuất phát từ cảm xúc.
Khi trò chuyện, bạn cần ước lượng cảm xúc của người khác, chú ý không để lộ khuyết điểm, không bịa đặt và cũng không tự mãn. Khi nói đến lợi ích, cho dù bạn có nhận được lợi ích gì hay không thì cũng hãy cảm ơn những người lãnh đạo đã lãnh đạo và giúp đỡ bạn.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết